Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình theo quy định

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình theo quy định
Chuyên mục: Luật Đất Đai

Tranh chấp đất đai trong gia đình có nên hòa giải không? Nên xử lý như thế nào cho hợp lý đồng thời hợp pháp? Hi vọng LegalZone sẽ giúp bạn đọc hiểu về vấn đề qua bài viết dưới đây.

Tranh chấp đất đai trong gia đình là mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất giữa những thành viên trong gia đình với nhau.

 Tranh chấp đất đai trong gia đình bao gồm hai loại chính là tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất là tài sản chung khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp… của những đồng sở hữu. Dưới đây là nội dung tư vấn về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình.

Tranh chấp đất đai trong gia đình có nên hòa giải không?

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai trong gia đình tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai trong gia đình phải được lập thành biên bản đảm bảo về mặt hình thức theo Khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014 và phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tuy nhiên đối với trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/TP – TANDTC thì đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.

Tranh chấp đất đai trong gia đình được giải quyết theo thủ tục như thế nào?

Khi có tranh chấp đất đai trong gia đình thì theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013, nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã, phường nơi có tranh chấp để tiến hành hòa giải. Sau khi hòa giải không thành mới tiến hành khởi kiện tại Tòa án.

Tranh chấp đất đai trong gia đình cần xác định được việc người có quyền sử dụng đất đối với tài sản chung là đất đai. Thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Sau khi hòa giải không thành tiến hành khởi kiện tại Tòa án. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.

Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Tranh chấp đất đai trong gia đình được giải quyết theo thủ tục hành chính như thế nào?

Khi có tranh chấp đất đai trong gia đình xảy ra, thì Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải thành công thì các bên tự thi hành theo những thỏa thuận đã hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì phải thông qua Hòa giải tại UBND cấp xã theo Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013. Khi các đương sự không nhất trí thỏa thuận được với nhau, thì sẽ tiến hành như sau:

Trường hợp có các loại giấy chứng nhận theo Điều 100 Luật đất đai 2013 thì tiến hành khởi kiện tại Tòa án theo quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự.

Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: sổ đỏ, giấy xác nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được diễn ra tại UBND. Đối với tranh chấp đất đai trong gia đìnhgiữa cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền giải quyết. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại lên đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Như vậy, khi có tranh chấp đất đai trong gia đình thì bạn có thể tiến hành giải quyết theo thủ tục đã tư vấn như trên. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với LegalZone để được tư vấn miễn phí và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd



Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục