Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Các hình thức cấm huy động vốn bất động sản

Các hình thức cấm huy động vốn bất động sản

Hoạt động huy động vốn có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Nó góp phần mang lại nguồn vốn cho các chủ thể một cách nhanh chóng. Có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó phải kể đến bất động sản. Cùng tìm hiểu các hình thức cấm huy động vốn bất động sản.

Huy động vốn bất động sản

Huy động vốn bất động sản là gì?

Huy động vốn bất động sản là hoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Bằng các hình thức khác nhau họ dùng BĐS để tạo nguồn vốn cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, không phải hình thức huy động vốn bất động sản nào cũng được coi là hợp pháp. Pháp luật hiện hành đã có quy định về hình thức huy động vốn bất động sản bị cấm.

Huy động vốn bất động sản trái phép là gì?

Huy động vốn trái phép của chủ đầu tư là việc chủ đầu tư khi chưa đủ điều kiện để được huy động vốn đã huy động vốn của khách hàng. Trường hợp này, các hợp đồng ký kết sẽ không được pháp luật công nhận. Chủ đầu tư bị xử phạt và phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn.

>>> Tham khảo: Có được bù lỗ từ hoạt động kinh doanh cho hoạt động chuyển nhượng bất động sản?

Chủ đầu tư huy động vốn trái phép, xử lý thế nào?

Thứ nhất, các hợp đồng ký kết sẽ không được pháp luật công nhận. Chủ đầu tư bị xử phạt theo pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn.

Thứ hai, chủ đầu tư sử dụng vốn huy động sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Khoản 3 Điều 58 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định 3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi sau. Kinh doanh BĐS mà BĐS đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định. Hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định”.

Trường hợp cá nhân, chủ đầu tư có dấu hiệu huy động vốn không nhằm phục vụ dự án, có tính chất lừa đảo, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Huy động vốn

Các hình thức cấm huy động vốn:

Thứ nhất, cấm sử dụng bất động sản để vay vốn của tổ chức tín dụng.

Là một trong các kênh huy động vốn lớn nhất hiện nay. Vậy nên phương thức cấm này có thể được áp dụng rộng rãi cho mọi loại hình pháp nhân

Thứ hai, cấm huy động vốn của khách hàng.

Ví dụ: Một pháp nhân hoạt động kinh doanh bất động sản mà cụ thể là đầu tư dự án xây dựng căn hộ thương mại để bán và theo qui định Luật kinh doanh bất động sản, Chủ đầu tư được quyền huy động vốn trước của khách hàng có nhu cầu nhận chuyển nhượng sau khi đáp ứng các điều kiện luật định về phần móng, hạ tầng kỹ thuật…

Thứ ba, cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản

Qũy tín thác bất động sản hay gọi tắt là REITs. Là một kênh huy động vốn mới cho thị trường bất động sản. Nó được hình thành dựa trên nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ lẻ từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội thông qua việc phát hành chứng chỉ quỹ.

Hình thức cấm huy động vốn bất động sản

Tham khảo thêm tại: Quy định về chuyển nhượng bất động sản là nhà ở duy nhất

Hạn chế rủi ro khi đầu tư, mua nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào?

Thứ nhất, kiểm tra giấy tờ pháp lý của dự án bất động sản

Cần kiểm tra thông báo dự án đủ điều kiện bán và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Đồng thời, khách hàng cần tìm hiểu về thông tin quy hoạch, kiểm tra chéo thông tin dự án.

Thứ hai, kiểm tra tính pháp lý của dự án bất động sản thông qua các ngân hàng

Nhằm né tránh những dự án tiềm ẩn những rủi ro và nợ xấu. Các ngân hàng sẽ rà soát tính pháp lý của dự án đầu tư bất động sản ngay khi nhận được đề xuất vay vốn.

Thứ ba, đi khảo sát thực tế và so sánh thực tế với những thông tin trên giấy tờ

Khách hàng có thể đi khảo sát thực tế dự án nhằm xác nhận tình hình dự án.

Thứ tư, sự hỗ trợ của Luật sư

Với vai trò là người tư vấn, nhằm ngăn chặn các rủi ro cho khách hàng. Ngay từ khi tìm hiểu dự án, trường hợp có các tranh chấp phát sinh. Luật sư sẽ có phương án giải quyết tốt nhất cho khách hàng.

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về các hình thức cấm huy động vốn bất động sản. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục