Mobile Menu

Môi trường cạnh tranh

Nội dung bài viết

Tổng quan môi trường cạnh tranh

Với nhịp sống hiện đại ngày nay thì môi trường cạnh tranh càng rõ nét nhất là Cạnh tranh thì luôn đi cùng với cơ chế thị trường.

Cơ chế thị trường càng phức tạp thì hoạt động cạnh tranh càng phức tạp và khốc liệt hơn vì tính phổ biến và đa dạng loại hình cạnh tranh mà không có khái niệm cụ thể mà ở từng quốc gia sẽ có một cách khái quát riêng theo nghĩa hẹp nhất thì môi trường cạnh tranh là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có mối quan hệ liên kết kinh tế với nhau và cạnh tranh lẫn nhau.

Môi trường cạnh tranh

Đặc điểm Cạnh tranh và Môi trường cạnh tranh :

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Cạnh tranh luôn có hai mặt tốt và xấu.

Một mặt: cạnh tranh không những là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển; điều tiết hệ thống thị trường; mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh giúp thúc đẩy các nhà đầu tư, kinh doanh phải luôn đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để tăng năng suất lao động; chất lượng sản phẩm và tìm cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người tiêu dùng và vì vậy mang lại sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả về kinh tế. (được gọi là cạnh tranh hoàn hảo)

Mặt khác: Cạnh tranh không hoàn hảo là một cấu trúc kinh tế, không đáp ứng các điều kiện của cạnh tranh hoàn hảo.

Cạnh tranh phải được diễn ra trong môi trường pháp lí tự do và bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh, nếu không có môi trường pháp lí đó, cạnh tranh có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.

Góc độ nghiên cứu môi trường cạnh tranh

Phân loại đối thủ cạnh tranh:

+ Đối thủ cạnh tranh dẫn đầu thị trường (marketleader);

+ Đối thủ cạnh tranh thách thức thị trường (Marketchallanger),

+ Đối thủ cạnh tranh theo sau (marketfollower)

+ Đối thủ cạnh tranh thị trường ngách (Marketnicher).

Loại hình cạnh tranh

Dựa vào chủ thể tham gia vào thị trường

– Cạnh tranh giữa người bán và người mua:

Là cuộc cạnh tranh diễn ra là mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua được thực hiện.

– Cạnh tranh giữa người mua với người bán:

Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt; và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng.

Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền. Đây là một cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.

– Cạnh tranh các chủ thể mua bán người bán với nhau:

Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất.

Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho những doanh nghiệp nào nắm chắc được “vũ khí” cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển.

Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế

– Cạnh tranh trong nội bộ ngành:

Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản.

– Cạnh tranh giữa các ngành:

Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lơị nhuận. Sự điều tiết tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường

– Cạnh tranh hoàn hảo:

Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán; người mua nhỏ; không ai trong số họ đủ lớn để bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ.

Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu; họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa nó sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì.

Nhóm người tham gia vào thị trường này chỉ có cách là thích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành; giá cả theo thị trường quyết định; tức là ở mức số cầu thu hút được tất cả số cung có thể cung cấp. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện tượng cung cầu giả tạo; không bị hạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước. Vì vậy trong thị trường này giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất.

– Cạnh tranh không hoàn hảo:

Nếu 1 hãng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường; đối với đầu ra của hãng thì hãng ấy được liệt vào “hãng cạnh tranh không hoàn hảo”.

Như vậy cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau; mỗi loại nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể.

Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau. Những người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách như: Quảng cáo; khuyến mại; những ưu đãi về giá và dịch vụ trước, trong và sau khi mua hàng. Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

– Cạnh tranh độc quyền:

Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị trường. Thị trường này có lẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền; Tại đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền.

Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công ngh;, thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá cả của nhà độc quyền.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Môi trường cạnh tranh Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

Có thể bạn quan tâm Dịch vụ môi trường

Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: Support@legalzone.vn

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu;

Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan

Scroll to Top