Tìm kiếm luật sư Việt Nam

NHÀ ĐẦU TƯ GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN VÀO CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

NHÀ ĐẦU TƯ GÓP VỐN BẰNG TÀI SẢN VÀO CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư có nhu cầu góp vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nhưng không phải lúc nào vốn góp lúc nào cũng là tiền mặt vậy nhà đầu tư nước ngoài có được góp vốn bằng tài sản hay không? Và trình tự được thực hiện như thế nào? Legazone sẽ làm rõ hơn về vấn đề này. Mời bạn đọc theo dõi bài viết “ Nhà đầu tư góp vốn bằng tài sản vào công ty tnhh 2 thành viên trở lên”. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020.
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Vốn đầu tư là gì?

Căn cứ khoản 23 Điều 3 Luật đầu tư 2020:

“Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”

Tài sản khác có thể là động sản hoặc bất động sản và các loại quyền tài sản khác.

góp vốn vào công ty TNHHTrình tự thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn

Các trường hợp góp vốn bằng tài sản thành lập tổ chức kinh tế mới

Để thực hiện góp vốn thành lập tổ chức kinh tế mới ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Định giá tài sản

Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

“Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”.

Có hai phương pháp định giá tài sản:

+ Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá;

+ Tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Nguyên tắc khi định giá tài sản góp vốn:

  • Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
  • Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do Hội đồng thành viên và người góp vốn thỏa thuận định giá. Hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định

Tài sản cố định là gì? Đó là những loại tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm. Tài sản được gọi là tài sản cố định khi đồng thời phải có giá trị trên 30 triệu đồng.

  • Hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định được chia làm hai loại phụ thuộc vào chủ thể góp vốn:
Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh:

Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH, công ty Cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn bao gồm:

+ Biên bản chứng nhận góp vốn;

+ Biên bản giao nhận tài sản.

Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn kinh doanh:

Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn kinh doanh:

Hồ sơ góp vốn bằng tì sản cố định phải có:

+ Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh;

+ Hợp đồng liên doanh liên kết;

+ Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn. Hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật;

+ Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Bước 3: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Thành viên góp vốn bằng tài sản của công ty TNHH phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020:

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất

Người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không chịu lệ phí trước bạ.

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu

Việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ:

  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Họ, tên,
  • Địa chỉ thường trú,
  • Số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác,
  • Số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn;
  • Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn;
  • Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
  • Ngày giao nhận;
  • Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn, người đại diện theo pháp luật của công ty;

+ Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam,

  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi,
  • Vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Sau khi đã hoàn thành định giá tài sản, các nhà đầu tư thực hiện thành lập tổ chức kinh tế.

Góp vốn vào doanh nghiệp đã được thành lập

Đối với các trường hợp nhà đầu tư góp vốn bằng tài sản vào công ty :

+ Hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài.

+ Việc góp vốn dẫn đến nhà đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ của công ty trở lên.

Thì nhà đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký góp vốn.

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

– Bộ phận 1 cửa Sở kế hoạch và đầu tư

– Bộ phận 1 cửa của ban quản lý

Hồ sơ cụ thể bao gồm:

+ Văn bản đăng ký góp vốn hay mua cổ phần trong văn bản đăng ký phải có các nôi dung sau:

  • Có đầy đủ thông tin về tổ chức kinh muốn thực hiện việc đầu tư góp vốn,
  • Phần vốn góp cũng như tỷ lệ phần vốn điều lệ sau khi thực hiện việc góp vốn.

+ Chứng minh nhân dân bản sao có công chứng hoặc hộ chiếu, căn cước công dân, văn bản xác nhận tư cách pháp lý đối với tổ chức thực hiện đầu tư.

Thủ tục
  • Sau khi đã chuẩn bị được 1 bộ hồ sơ đầy đủ như trên ta phải kê khai hồ sơ online tại trang đầu tư nước ngoài. Địa chỉ như sau: https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi
  • Sau khi kê khai thông tin sẽ được cấp 1 mã. Ta cần in mã đó cùng với bộ hồ sơ nộp tại bộ phận 1 cửa Sở kế hoạch và đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
  • Sau đó bộ phận 1 cửa sẽ trả biên nhận hồ sơ. Sau 10 ngày khi nhận được hồ sơ đầy đủ.

Hợp lệ thì Sở Kế hoạch đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị để thực hiện để thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế.

Nếu không đủ điều kiện thì Sở Kế hoạch đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho chủ thể yêu cầu và nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện.

Các trường hợp khác

Nhà đầu tư không cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn mà tiến hành thủ tục thay đổi thành viên theo quy định pháp luật khi góp vốn vào công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trên đây là  những nội dung tư vấn về “ Nhà đầu tư góp vốn bằng tài sản vào công ty tnhh 2 thành viên trở lên”.  Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Hotline0989919161.

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký