Nhận con nuôi đi Mỹ

Luật sư trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của LegalZone. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Nuôi con nuôi 2010

Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi

2. Nội dung tư vấn

Để được bảo lãnh 1 người Việt Nam sang Mỹ theo bất cứ diện nào trong đó có diện con nuôi thì phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục mà pháp luật Mỹ và Việt Nam quy định. Về phía pháp luật của Mỹ sẽ có quy định riêng, còn pháp luật Việt Nam về vấn đề này thì chúng tôi tư vấn như sau:

nhận con nuôi đi mỹ
Nhận con nuôi đi mỹ
Để chị của bạn có thể bảo lãnh đứa trẻ sang Mỹ theo diện con nuôi thì trước tiên chị ấy phải có giấy tờ hợp pháp về việc đứa trẻ là con nuôi của chị. Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

Thứ nhất, về điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. 

Vì chị của bạn nhận đứa trẻ là con nuôi, tức là nhận con nuôi đích danh, do đó, phải  thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau: 

>> Xem thêm:  Thủ tục nhận con nuôi trong nước

Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm. 
 
Như vậy, trường hợp này chị của bạn là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài (do chị của bạn có quốc tịch và thường trú ở Mỹ) và nếu chị của bạn làm việc hoặc học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất 1 năm thì chị của bạn mới thuộc trường hợp được nhận đứa trẻ là con nuôi theo pháp luật đã quy định như trên. 

Thứ hai, theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010:

Để được nhận nuôi đứa trẻ, chị của bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật này, cụ thể là:
 
Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
 
Theo đó, để nhận đứa trẻ làm con nuôi chị của bạn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều kiện về phía đứa trẻ với tư cách người được nhận nuôi: Đứa trẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
 
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
 
Như vậy, để được nhận làm con nuôi thì tại thời điểm nhận nuôi đứa trẻ phải đang dưới 18 tuổi. Theo thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì hiện tại đứa trẻ đang 14 tuổi, đủ điều kiện theo pháp luật đã quy định.
 

Thứ ba, trường hợp đứa trẻ và chị của bạn đáp ứng đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi đi Mỹ như trên thì thủ tục nhận con nuôi ở Mỹ  được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
+ Với bên nhận con nuôi tức chị của bạn: thì do chị của bạn nhận con nuôi đích danh do đó căn cứ quy định tại Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010 và được hướng dẫn tại Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP dì bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
• 02 bộ hồ sơ của dì bạn bao gồm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010
• 01 bộ hồ sơ của bạn và tùy trường hợp phải có các giấy tờ quy định tại Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP
+ Với bên được nhận nuôi tức là đứa trẻ: bạn phải chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ quy định tại Điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 14 Nghị định 19/2011/NĐ-CP
thủ tục nhận con nuôi ở mỹ
Thủ tục nhận con nuôi ở mỹ
 Bước 2: Nộp hồ sơ: 
Chị của bạn cần nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, chị của bạn có thể ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm..
– Bước 3 : Kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho nhận con nuôi. Đồng thời kiểm tra điều kiện cho bạn làm con nuôi của dì bạn ở nước ngoài và cho chị của bạn ở nước ngoài nhận bạn là con nuôi. Sau đó chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho phép nhận con nuôi
– Bước 4: Quyết định đứa trẻ làm con nuôi chị của bạn ở nước ngoài và tổ chức giao nhận con nuôi
Sau khi có quyết định cho phép đứa trẻ làm con nuôi ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền thì đứa trẻ và chị của bạn sẽ được công nhận quan hệ mẹ nuôi – con nuôi. Khi đó, chị của bạn có thể bảo lãnh đứa trẻ sang Mỹ theo diện con nuôi theo quy định pháp luật. Thủ tục chi tiết bạn và chị của bạn có thể tham khảo thêm tại Luật nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác về nhận con nuôi đi Mỹ, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:0989919161 để được giải đáp.