Phải có ít nhất 3 cổ đông
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông công ty cổ phần
>>Tham khảo bài viết: Đặc điểm của hoá đơn giá trị gia tăng
Theo điểm b khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
Theo đó, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia vào công ty cổ phần trừ trường hợp không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Khả năng huy động vốn linh hoạt
So với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt. Công ty cổ phần được phép phát hành các loại chứng khoán như: cổ phiếu, trái phiếu…
– Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sử hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó;
– Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và loại trái phiếu khác theo quy định.
Nhờ cơ chế huy động vốn này mà công ty cổ phần có thể chủ động hơn về nguồn vốn khi có nhu cầu.
Được tự do chuyển nhượng vốn
Công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, không bị hạn chế chuyển nhượng trừ 02 trường hợp sau:
– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người khác không phải là cổ đông sáng lập phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận (khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp);
“3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đông “
Và quy định tại khoản 1 Điều 126 LDN 2014:
“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”
– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp).
Có tư cách pháp nhân
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Được thành lập hợp pháp;
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các tranh chấp dân sự, thương mại nếu có. Công ty có quyền sở hữu tài sản riêng. Các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần công ty chứ không sở hữu tài sản của công ty.
Theo đó, công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ
Khác với doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên mức độ rủi ro sẽ thấp hơn.
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề Những điểm đặc trưng nhất về công ty cổ phần. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.