Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Những loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Những loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ.Trong một số trường hợp cụ thể, hợp đồng bắt buộc phải được công chứng. Vậy những loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng là những loại nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Legalzone:

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 

NHUNG-LOAI-HOP-DONG-PHAI-CONG-CHUNG-THEO-QUY-DINH-CUA-PHAP-LUAT
NHUNG-LOAI-HOP-DONG-PHAI-CONG-CHUNG-THEO-QUY-DINH-CUA-PHAP-LUAT

Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng, cụ thể:

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Như vậy, văn bản công chứng là một chứng cứ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, phòng ngừa tranh chấp, là bằng chứng xác thực, có giá trị sử dụng như bản gốc. 

Thủ tục công chứng giấy tờ

NHUNG-LOAI-HOP-DONG-PHAI-CONG-CHUNG-THEO-QUY-DINH-CUA-PHAP-LUAT
NHUNG-LOAI-HOP-DONG-PHAI-CONG-CHUNG-THEO-QUY-DINH-CUA-PHAP-LUAT

Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2014, thủ tục công chứng được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Người có yêu cầu công chứng trình bày nội dung cần công chứng và hồ sơ tài liệu cần công chứng với Công chứng viên hoặc chuyên viên văn phòng công chứng.

Bước 2: Kiểm tra số lượng và tính pháp lý giấy tờ trong hồ sơ

Trường hợp 1: 

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và các bên tham gia giao dịch đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật thì thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Người tiếp nhận hồ sơ thông báo cho khách hàng phí công chứng, thù lao công chứng để khách hàng biết và thoả thuận trước khi thực hiện các công việc nghiệp vụ.

Trường hợp 2: 

Trường hợp hồ sơ thiếu, người tiếp nhận thông báo các giấy tờ cần hoàn thiện.

Trường hợp 3: 

Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì từ chối tiếp nhận và giải thích lý do.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu công chứng

Bước 4: Ghi lời chứng và ký

Người có yêu cầu đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Bước 5: Thu phí, đóng dấu và trả kết quả cho khách hàng

Thư ký viết thông báo phí công chứng và thù lao công chứng. Khi nhận được phí và thù lao, kế toán viết phiếu và chuyển cho khách hàng.

Văn thư ghi số công chứng, đóng dấu hồ sơ công chứng, trả hồ sơ đã được công chứng cho khách hàng. 

Thời hạn công chứng: 

Không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Mức thu và cách tính phí công chứng mua bán nhà đất
 

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC, mức thu và cách tính phí công chứng mua bán nhà, đất được tính trên giá trị chuyển nhượng, cụ thể:

STT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

50 nghìn

2

Từ 50 – 100 triệu đồng

100 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 – 03 tỷ đồng

01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 – 05 tỷ đồng

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 – 10 tỷ đồng

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 – 100 tỷ đồng

5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng

32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Lưu ý: 

Đối với các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà giá do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do nhà nước quy định, thì giá trị hợp đồng tính phí công chứng được tính theo công thức sau:

Giá trị nhà, đất tính phí công chứng

=

Diện tích đất ghi trong hợp đồng

x

Giá đất do Nhà nước quy định

 

Ví dụ: Anh A và B thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất diện tích là 100m2, với giá 01 tỷ đồng. Bảng giá đất theo quy định Nhà nước là 20 triệu đồng/m2.

Như vậy, giá trị tính phí công chứng được tính như sau:

– Giá trị chuyển nhượng tính phí công chứng = 100m2 x 20 triệu đồng = 2 tỷ.

– Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng = 1 triệu + 600 nghìn đồng (0.06 x 1 tỷ/100).

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

NHUNG-LOAI-HOP-DONG-PHAI-CONG-CHUNG-THEO-QUY-DINH-CUA-PHAP-LUAT
NHUNG-LOAI-HOP-DONG-PHAI-CONG-CHUNG-THEO-QUY-DINH-CUA-PHAP-LUAT

STT

Loại hợp đồng/văn bản

Căn cứ pháp lý

 

Hợp đồng về nhà ở

1

Hợp đồng mua bán nhà ở

 

Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014

2

Hợp đồng tặng cho nhà ở

3

Hợp đồng đổi nhà ở

4

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

5

Hợp đồng thế chấp nhà ở

 

Hợp đồng về quyền sử dụng đất

6

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất



Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013

 

7

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

8

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

9

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

10

Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Điểm b khoản 3 Điều 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

11

Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất

 

Các văn bản khác

12

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ

Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015

13

Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài

Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015

14

Văn bản thừa kế về nhà ở

Khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014

15

Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất

Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

16

Văn bản về lựa chọn người giám hộ

Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015

 

Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề những loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục