Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Trách nhiệm đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của pháp nhân thương mại

Trách nhiệm đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của pháp nhân thương mại

Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đã ngày càng phát triển, không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đem lại, cũng có nhiều nguy cơ, thách thức đặt ra, trong đó có thách thức về môi trường. Vậy trách nhiệm đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường của pháp nhân thương mại là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này Legalzone mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết.

Pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại gồm những doanh nghiệp, tổ chức nào?

Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không phân biệt tính chất sở hữu và nguồn vốn đầu tư được tổ chức dưới các loại hình như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã đều là các pháp nhân thương mại. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh là những doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhưng không được pháp luật ghi nhận là pháp nhân thương mại.

Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?

Cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 2 BLHS năm 2015, theo đó: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Theo quy định tại Điều 76 BLHS, thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về 33 tội phạm thuộc 3 nhóm sau đây:

Nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

+ Nhóm các tội phạm về môi trường: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238); Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239); Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242); Tội hủy hoại rừng (Điều 243); Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245); Tội nhập khẩu, phát tán các loại ngoại lai xâm hại (Điều 246).

+ Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng: Tội tài trợ cho khủng bố (Điều 300); Tội rửa tiền (Điều 324).

Có thể bạn quan tâm: Đăng ký môi trường là gì? Đối tượng, thủ tục đăng ký môi trường theo quy định mới

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Hành vi gây ô nhiễm môi trường của pháp nhân thương mại

Xét dưới góc độ sinh học, hành vi gây ô nhiễm môi trường chính là những hành vi chôn, lấp, thải, xả thải, đổ thải ra môi trường dẫn đến tình trạng làm cho môi trường bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Sự thay đổi này đã làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và sinh vật, làm thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của các tổ chức, cá nhân khác.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, sự gây ô nhiễm môi trường được hiểu là sự đưa vào môi trường các chất thải hoặc năng lượng độc hại đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy giảm môi trường. Xét dưới khía cạnh pháp lý, hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi làm biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Trong đó có các dạng gây ra ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí.

Trách nhiệm của pháp nhân thương mại đối với việc gây ô nhiễm môi trường

Các loại trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại đối với hành vi gây ra ô nhiễm môi trường bao gồm:

– Trách nhiệm dân sự: Trách nhiệm dân sự của pháp nhân thương mại có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi của pháp nhân thương mại đã gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật về môi trường, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

– Trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm hành chính là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước.

– Trách nhiệm hình sự: Là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân phạm tội phải gánh chịu. Pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị Tòa án kết án và phải chịu hình phạt, thậm chí còn có thể chấm dứt vĩnh viễn sự hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội.

>>> Tham Khảo : Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Quy định về trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực môi trường

BLHS năm 2015 lần đầu tiên bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại vi pháp pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Theo đó, khi pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm đến môi trường có thể phải chịu hậu quả pháp lý là chịu hình phạt chính, bao gồm: Phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài hình phạt chính, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.

Việc quy định cụ thể trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với các tội phạm về môi trường là vô cùng cần thiết và phù hợp. Điều này không những mở ra một hướng giải quyết rất lớn trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Xem thêm: Bộ luật hình sự

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về cách thức kiểm soát ô nhiễm môi trường . Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

Chi tiết xin vui lòng liên hệ tư vấn

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục