Phí bảo vệ môi trường
Phí môi trường là khoản phí mà các nhà sản xuất hoặc tiêu dùng phải trả do hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Vậy như thế nào là phí bảo vệ môi trường, Legalzone xin gửi các bạn đọc vấn đề này qua bài viết:
Phí bảo vệ môi trường là gì?
Nhìn chung hiện nay các văn bản luật hay văn bản dưới luật vẫn chưa có một quy định chi tiết nào để định nghĩa phí bảo vệ môi trường là gì? Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường chúng ta sẽ hiểu phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân; tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ; xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.
Đây được xem là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.
Quy định về phí bảo vệ môi trường
Phí môi trường thực tế đã được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển (OECD) hơn hai thập kỉ qua dựa trên ý tưởng của các nhà kinh tế và kinh tế môi trường kiến nghị từ nhiều thập kỉ trước như Pigou (nhà kinh tế học người Anh), 1930: Coase, 1960.
Phí môi trường bước đầu được áp dụng có kết quả ở nhiều nước châu Á, như: Hàn Quốc; Thái Lan; Đài Loan; Singapore; Trung Quốc; Ấn Độ; Philippin; Malaixia… Đó là công cụ kinh tế trực tiếp nhằm đưa chỉ phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá.
Phí môi trường thường được áp dụng đối với các nguồn gây ô nhiễm: nước, không khí, tiếng ồn, đất, rác thải…
Phí môi trường được áp dụng nhằm hai mục đích. tạo nguồn thu cho Chính phủ để chỉ cho các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường.
Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở:
1) Khôi lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng, tác động xấu đối với môi trường;
2) Mức độ độc hại c2 chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
3) Sự chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải; mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Các loại phí môi trường hiện nay
Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, việc quy định phí môi trường cần phải là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và là tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường.
Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau:
– Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.
– Phí BVMT đối với nước thải: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở các Nghị định 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/12/2016 và 04/2003/NĐ-CP ngày 8/1/2007 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.
– Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.
– Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/12/2016. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit.
Phân biệt phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường
Tiêu chí | Thuế bảo vệ môi trường | Phí bảo vệ môi trường |
Khái niệm | Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm và hàng hóa khi sử dụng có thể gây tác động xấu đến môi trường. Việc đánh thuế môi trường là cách để tọa ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và hạn chế sản phẩm (hay hoạt động) có thể gây hại đến môi trường. | Phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng; bảo dưỡng môi trường. |
Chủ thể ban hành | Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. | Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước khác theo thẩm quyền |
Bản chất | Là khoản thu nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới MT và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đây hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường – Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông; /Thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; Thuốc bảo quản lâm sản; Thuốc khử trùng kho (loại hạn chế sử dụng). | Là khoản thu nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng; bảo dưỡng MT và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí. -Nước ta đang áp dụng một số loại phí như: Phí BVMT đối với nước thải, chất rắn, khai thác khoáng sản… |
Mục tiêu | Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường. | – Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm; – Ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được – Tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. |
Tính chất | -Không mang tính đối giá-Không mang tính hoàn trả trực tiếp | -Mang tính đối giá -Mang tính hoàn trả trực tiếp |
Tầm quan trọng | Cao hơn | Thấp hơn |
Tính lợi ích | Không liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp | Liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp |
Tính ổn định | Có tính ổn định cao, ít thay đổi | Tính ổn định thấp, có thể thay đổi nhanh |
Chủ thể chịu trách nhiệm trả | Thuế BVMT thu vào một số loại hàng hóa mà khi sử dụng nó gây ô nhiễm MT; thể hiện định hướng nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm. Người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người sản xuất là người nộp thay | Phí BVMT thu vào hành vi xả chất thải ra MT (thu trực tiếp vào chủ thể xả chất thải gây ô nhiễm MT). Người chịu phí và người nộp phí BVMT là người xả thải ra môi trường |
Nguyên tắc xác định mức thu | Thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến MT. ->Thu theo mức thuế tuyệt đối bằng số tiền trên đơn vị hàng hoá. | Dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra MT, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm; tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hoá, lợi nhuận của doanh nghiệp. |
Mức độ liên quan đến quy mô đối tượng | Mức độ liên quan đến quy mô đối tượng thấp | Hầu như liên quan trực tiếp đến quy mô sử dụng dịch vụ |
Chủ thể có quyền thu | Chỉ có Nhà nước | Nhà nước hoặc các tổ chức; cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc được uỷ quyền |
Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Phí bảo vệ môi trường. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.
Xin cảm ơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng