Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Quy định pháp luật về động sản, bất động sản

Quy định pháp luật về động sản, bất động sản

Bất động sản và động sản là hai tiêu chí để phân loại tài sản trong quyền sở hữu. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Để hiểu rõ hơn Quy định pháp luật về động sản, bất động sản Legalzone mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết.

Bất động sản
Bất động sản

Bất động sản và động sản là gì ?

Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”

Động sản là gì ?

Động sản là tài sản có thể chuyển dịch hoặc di dời từ nơi này sang nơi khác trong không gian nhất định mà vẫn giữ nguyên tính năng, công dụng.

Bất động sản là gì?

Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó

Về cơ bản động sản và bất động sản được phân biệt với nhau bởi đặc tính vật lý, cụ thể:

Bất động sản bao gồm đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng và các loại tài sản khác do pháp luật quy định, còn động sản là tài sản không phải là bất động sản.

Động sản là tài sản có thể chuyển dịch hoặc di dời từ nơi này sang nơi khác trong không gian nhất định mà vẫn giữ nguyên tính năng, công dụng. Pháp Luật về Bất động sản và Động sản qua các thời kỳ.

Bất động sản là gì?

Xem thêm: Kinh doanh bất động sản là gì? Điều kiện kinh doanh bất động sản?

Động sản gồm những gì?

Động sản bao gồm những vật tự mình chuyển động được như súc vật và những vật không tự chuyển động được nhưng chuyển động bằng một lực ngoại lai như thóc, gạo, trái cây đã được hái, đồ mộc, thiết bị, máy móc, tiền bạc, tín phiếu, hối phiếu…

Ngoài ra do tính chất, đặc trưng của một số tài sản như máy bay, tàu thuỷ, theo pháp luật một số nước, vẫn được quy định là bất động sản.

Động sản là tiêu chí để phân loại tài sản trong quyền sở hữu.

Các quyền đối với bất động sản

Bộ luật dân sự đã chia tài sản thành bất động sản và động sản trên cơ sở của phương pháp loại trừ. Để phân biệt hai loại tài sản chủ yếu trong luật dân sự, BLDS dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản là có thể chuyển dịch bằng cơ học hay không.

Cách phân loại trên đáp ứng được các yếu tố thực tiễn. Bất động sản chủ yếu là đất đai (không thể chuyến dịch cơ học được), nhà ở, công trình xây dựng, các tài sắn gắn liền với đất đai. Theo quy định của BLDS thì đây là tài tài sản cần được đăng ký. Dựa vào thuộc tính tự nhiên, luật quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. BLDS còn có những quy chế pháp lí riêng đối với mỗi loại tài sản trong một số trường hợp.

Bất động sản, động sản
Bất động sản, động sản

Pháp Luật về Bất động sản và Động sản qua các thời kỳ

Tính từ giai đoạn trước năm 1945, ở Việt Nam theo quy định tại Điều 450 Dân luật Bắc Kỳ (1931), Điều 459 Dân luật Trung Kỳ (1936) và Sắc luật Điền thổ năm 1925 đều chia tài sản làm hai loại: Động sản và bất động sản.

– Về bất động sản

Dựa theo tính chất gồm: Điền địa; nhà cửa (trừ những nhà có thể tháo ra, lắp lại mà không hư hại nhiều); tường vây xung quanh, hàng luỹ, hàng rào, ao, hồ, hào, rãnh, sông đào và lòng sông; đế, đập và các công trình xây đắp khác để chắn nước; rừng núi và cây cối mọc liền trên đất; các thứ mỏ khoáng chất cùng hầm đá mà chưa khai thác; các hoa lợi mùa màng tuy đã chín rồi mà chưa gặt hái.(Điều 3 Sắc lệnh Điền thổ ngày 21 tháng 7 năm 1925)

Dựa vào công dụng: Là những động sản mà người chủ đặt trong nhà, trên đất của mình một cách vĩnh viễn hay tạm thời, để trang trí, để khai thác để mưu lợi ích (Điều 4 Sắc lệnh Điền thổ năm 1925).

Dựa vào đối tượng: Theo quy định tại Điều 5 Sắc lệnh Điền thổ năm 1925, thì những vật quyền thuộc về bất động sản:

+ Quyền sở hữu;

+ Quyền dụng ích;

+ Quyền dùng và quyền ở;

+ Quyền cho thuê dài hạn;

+ Quyền địa dịch;

+ Quyền cầm cố bất động sản;

+ Quyền để đương và quyền đi kiện đòi một bất động sản đều thuộc về vật quyền.

– Về động sản: Là tất cả những tài sản không thuộc bất động sản.

Theo tính chất của vật thì vật đó di dời được; các tàu, thuyền, nhà cửa tháo ra lắp vào được đều là động sản; những vật quyền thuộc về động sản và quyền đi kiện để đòi một động sản; những cổ phần trong một hội buôn; những nghiệp sản thương mại; các món nợ; công trái; quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ (văn học, nghệ thuật, khoa học…).

Như vậy, dựa vào tính chất của tài sản, việc quy định tài sản gồm bất động sản và động sản là phù hợp với quan niệm về tài sản từ thời xa xưa và mang tính khách quan.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Quy định pháp luật về động sản, bất động sản. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

Xin cảm ơn!

Chi tiết xin vui lòng liên hệ tư vấn

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục