Luật dân sự

Quy định về từ thiện và vụ việc của Ca sỹ Thủy Tiên

Về khó khăn của bà con miền trung ai cũng biết, Legalzone xin phép không nhắc lại mà chỉ đưa tới nhận định về mặt pháp lý đối với việc: Trao tặng quà từ thiện, nhận tài sản của người khác để làm từ thiện, xin phép Ca sỹ Thủy Tiên để liên hệ về vụ việc. Trong bài viết này, Luật sư chỉ đề cập đến hình thức các tổ chức, cá nhân tự phát làm tự thiện mà không thông qua các quỹ hay các hội có chức năng làm từ thiện

Bản chất của vệc: cá nhân sử dụng tài sản của mình làm từ thiện và nhận tài sản của người khác để làm từ thiện.

Lùm xùm vụ "tranh công" làm từ thiện ở miền Trung sau mưa lũ

Bản chất của vệc cá nhân sử dụng tài sản của mình làm từ thiện.

Bản chất của việc cá nhân sử dụng tài sản của mình để làm từ thiện là giao dịch dân sự “tặng cho tài sản” được sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.

Cụ thể, tại Điều 457, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản có định nghĩa:

 “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

Trong trường hợp này thì cá nhân làm từ thiện đã sử dụng tài sản của mình để giao và chuyển quyền sở hữu cho những người nhận từ thiện mà không yêu cầu phải đền bù, và được những người nhận từ thiện đồng ý nhận những tài sản được tặng cho đó. Do đó, nó có đầy đủ các dấu hiệu của một hợp đồng tặng cho tài sản.

Bản chất của việc cá nhân nhận tài sản của người khác để làm thừ thiện cũng là một giao dịch dân sự được điều chỉnh tại điều 457, Bộ Luật dân sự năm 2015 mà có một bên là trung gian ( người kêu gọi tài trợ và nhận tài trợ gián tiếp)

Điều kiện để cá nhân sử dụng tài sản của mình làm từ thiện theo đúng quy định pháp luật.

Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản này. Căn cứ theo Điều 117, Bộ Luật Dân sự về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Theo quy định trên thì để việc cá nhân sử dụng tài sản của mình làm từ thiện theo đúng quy định pháp luật thì giao dịch tặng cho tài sản giữa cá nhân làm tự thiện và cá nhân nhận từ thiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Các cá nhân tham gia làm từ thiện cũng như các cá nhân nhận từ thiện đều là những cá nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch tặng cho tài sản được xác lập.
  • Hai bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa.

Do mục đích của việc làm từ thiện là hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, đây là một mục đích hết sức nhân đạo và tất nhiên không vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội. Đồng thời, Pháp luật hiện hành cũng không có quy định bắt buộc về hình thức đối với giao dịch tặng cho tài sản.

Do đó, để giao dịch tặng cho tài sản giữa các cá nhân làm từ thiện và cá nhân nhận từ thiện có hiệu lực thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ 02 điều kiện trên.

Liên hệ với việc làm từ thiện của ca sỹ Thủy Tiên.

Thủy Tiên bức xúc, quyết liệt đòi tiền từ thiện miền Trung bị ăn chặn

Những quy định theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP và Thông tư số 72/2008/NĐ-CP (sau đây gọi là nghị định) nhằm ngăn chặn một số cá nhân, tổ chức lợi dụng danh nghĩa từ thiện để tư lợi cho mình.

Thực tế cho thấy, không ít những trường hợp cá nhân, tổ chức mượn danh nghĩa từ thiện, huy động người khác góp tiền để từ thiện một cách tự phát nhưng không thực hiện hoạt động từ thiện theo đúng cam kết biển thủ, ăn bớt dẫn đến ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, làm giảm đi lòng tin của người hảo tâm gây ra những nghi ngờ, hoài nghi trong hoạt động từ thiện.

Các hành vi bị cấm:

  1. Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo.
  2. Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp.
  3. Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.

Theo đó, nghị định cũng quy định về một số tổ chức được phép kêu gọi, vận động đóp góp tiền, hàng cứu trợ.

Tuy nhiên, không có quy định cấm cá nhân kêu gọi hoặc nhận tài sản để làm từ thiện cũng bởi vì đây là một nghĩa cử nhân đạo, thiện nguyện đáng để khích lệ hơn là ngăn cấm.

Do vậy, việc sử dụng tài sản của mình hoặc nhận tài sản của người khác ( nghĩa rộng) được áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và chỉ áp dụng Nghị định khi và chỉ khi vi phạm điều cấm của nghị định về:

  1. Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp. 3. Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.

Liên hệ vụ việc

Người dân tự nguyện gửi tài sản cho ca sĩ Thủy Tiên với mong muốn nhờ ca sĩ Thủy Tiên chuyển số tiền này cho đồng bào miền Trung đang gặp hoàn cảnh khó khăn do bão lũ gây ra và ca sĩ Thủy Tiên đã nhận tài sản và thực hiện đúng cùng với báo cáo đúng sự thật.

Người dân tự nguyện gửi tiền cho ca sĩ Thủy Tiên là bên tặng cho tài sản, đồng bào miền Trung đang gặp hoàn cảnh khó khăn được nhận tiền từ ca sĩ Thủy Tiên là bên được cho tài sản, còn ca sĩ Thủy Tiên chỉ là người giữ vai trò trung gian (có thể gọi là người được bên tặng cho tài sản “ủy quyền” làm thay).

Trong các bước nêu trên, từ việc người dân gửi tiền cho ca sĩ Thủy Tiên đến việc Thủy Tiên giao tiền từ thiện tới tay đồng bào miền Trung đang gặp hoàn cảnh khó khăn đều là tự nguyện, không có sự lừa dối mà đó là nghĩa cử cao đẹp và hoàn toàn có lợi cho xã hội nên không thể nói ca sĩ Thủy Tiên vi phạm pháp luật.

Giai đoạn 1: ( nguồn từ báo chí )

Hơn nữa, ban đầu khi đi vào vùng lũ để cứu trợ cho bà con miền Trung, Thủy Tiên đã quyết định sử dụng  hơn 08 tỷ đồng để ủng hộ bà con vùng lũ. Đây hoàn hoàn là tiền tự có của Thủy Tiên muốn tặng cho bà con mà không yêu cầu phải đền bù.

Đồng thời, khi thực hiện việc từ thiện này Thủy Tiên có đầy đủ năng lực pháp luật cũng như năng lực hành vi dân sự, các bà con được nhận tiền cứu trợ cũng có năng lực pháp luật và năng lực hành vi để có thể nhận tiền và đồ cứu trợ.

Hai bên đều tham gia giao dich tặng cho tài sản trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Do đó, việc Thủy Tiên sử dụng 11 tỷ đồng là tài sản cá nhân để quyên góp, ủng hộ bà con vùng lũ là hoàn toàn hợp pháp và đúng quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2: ( nguồn từ báo chí )

Sau khi sử dụng 08 tỷ đồng là tài sản cá nhân để giúp đỡ miền Trung, Thủy Tiên đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng, tài khoản Thủy Tiên đã nhận được hơn 100 tỷ đồng tiền ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước muốn thông qua Thủy Tiên để hỗ trợ cho đồng bào miền Trung.

Lúc này Thủy Tiên không còn đứng với vai trò là người tặng cho tài sản nữa mà trở thành người trung gian giúp vận chuyển và giao tài sản được tặng cho ( Không thu phí). Khi này, giao dịch tặng cho tài sản có sự tham gia của 3 chủ thể:

Bên tặng cho tài sản (là những người đã quyêt góp tiền, tài sản, như yếu phẩm…); Bên được tặng cho tài sản (là những người nhận được cứu trợ tiền bạc, tài sản, nhu yếu phẩm…) và Bên trung gian (là những người nhận kêu gọi, vận chuyển và giao tài sản như Thủy Tiên và các mạnh thường quân khác).

Mặc dù xuất hiện thêm 1 bên trung gian, tuy nhiên bản chất của giao dịch tặng cho tài sản vẫn không thay đổi. Vẫn là việc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sử dụng tài sản của mình để tặng cho, giúp đỡ bà con miền Trung. 

Và việc tặng cho tài sản này, được thực hiện trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, không có sự lựa dối, đe dọa, cưỡng ép. Do đó, đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117, Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 3, Bộ Luật Dân sự 2015 thì:

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng“.

Kết Luận

Pháp luật luôn công nhận sự tư do, tự nguyện, thỏa thuận của các bên. Việc các cá nhân, tổ chức muốn ủng hộ bà con miền Trung đã tin tưởng và giao cho Thủy Tiên thực hiện vận chuyển tiền, hàng cứu trợ và giao đến tận tay cho bà con vùng lũ là hoàn toàn trên cơ sở tự do, tự nguyện và được pháp luật công nhận, bảo vệ.

Việc Thủy Tiên sử dụng tài sản cá nhân cũng như sử dụng tài sản của các mạnh thường quân khác để tặng cho, giúp đỡ bà con vùng lũ là hoàn toàn hợp pháp.

Nghị định cũng đảm bảo quyền của người dân nhận cứu trợ khi có cá nhân vi phạm điều cấm trong việc kêu gọi, vận động đóp góp tiền, hàng cứu trợ.

Do đó, ngay cả những hành vi Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo hoặc Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp. Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi cũng bị chế tài và lên án ngay.

Thông tin thêm

Nghị định 64/2008/NĐ-CP và Thông tư số 72/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Bộ tài chính quy định về tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra trong và ngoài nước, khắc phục hậu quả do hỏa hoạn; sự cố nghiêm trọng; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trong các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện… đứng ra tổ chức:

Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ gồm UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

Cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban MTTQ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho phép;

Các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép. Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân  nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Trên đây là những quan điểm và chia sẻ của Legalzone xung quanh vấn đề quy định về từ thiện và vụ việc của Ca sỹ Thủy Tiên. Hãy liên hệ ngay với Legalzone bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ để được giúp đỡ và tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd