Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp

Kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp

Chuyên mục: Tin pháp luật
Giải thể công ty

Hiện nay, có rất nhiều công ty vẫn chưa phải trải qua cuộc kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp. Nên vẫn chưa nắm rõ các quy định về cuộc kiểm tra sẽ như thế nào. Vì sao phải kiểm tra khi giải thể doanh nghiệp? Sau đây là một số hoạt động liên quan đến vấn đề kiểm tra thuế.

Kiểm tra thuế là gì?

Kiểm tra thuế là hoạt động rào sát, kiểm tra của cơ quan thuế đối với các vấn đề liên quan đến giao dịch trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Bao gồm như: nghĩa vụ nộp thuế, tình hình thủ tục nộp thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Vì sao phải kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang thắc mắc tại sao phải kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì việc kiểm tra thuế mà một trong các thủ tục giải thể doanh nghiệp cần được hoàn thành. Đây cũng là điều kiện cần để được công nhận giải thể công ty tại cơ quan thế hoặc cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Vì là một trong những điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật; nên việc kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp là điều kiện mà các doanh nghiệp phải làm. Mặc dù các doanh nghiệp hiện nay đã và đang gặp phải khó khăn về vấn đề làm thủ tục giải thể công ty.

Cách kiểm tra quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp

Cơ quan thuế phải có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ tài liệu của người nộp thuế. Đó có thể xem là thủ tục phức tạp nhất với doanh nghiệp, bởi liên quan tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thanh toán các khoản nợ với những chủ nợ khác. 

Dưới đây là cách kiểm tra quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp]

Kiểm tra những khoản nợ của doanh nghiệp như là: nợ đối tác, nợ lương người lao động, các khoản nợ bảo hiểm xã hội…..

Các hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu thì phải gửi công văn để yêu cầu cục Hải quan, trụ sở chính trực thuộc xác nhận không còn phải nợ thuế xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp cần gửi văn bản yêu cầu đến cơ quan thuế có thẩm quyền đề nghị kiểm tra thuế trong quá trình giải thể doanh nghiệp.

Tiến hành kiểm tra những khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động

Sau đó nộp những khoản thuế, đóng mã số thuế để có thể hoàn tất thủ tục kiểm tra một cách hoàn hảo nhất.

Trường hợp doanh nghiệp được miễn quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp

Trường hợp 1: Doanh nghiệp nộp thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp thông qua tỷ lệ % trên doanh thu:

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 8.2, Điều 16 của Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính có quy định những đơn vị kinh doanh thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng hóa, các dịch vụ, theo đúng quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thì khi giải thể, chấm dứt các hoạt động kinh doanh không cần phải thực hiện việc quyết toán thuế.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh đều phải áp dụng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua tỷ lệ phần trăm trên doanh thu thì sẽ được quyền miễn quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp.

Lưu ý: Doanh nghiệp cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn giữa việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ phẩn trăm trên doanh thu sẽ khác hoàn toàn so với quá trình áp dụng cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp giải thể có doanh thu không phát sinh, chưa sử dụng hóa đơn kể từ lúc hoạt động cho tới khi thực hiện thủ tục giải thể

Theo Điểm b, Khoản 8.2, Điều 16 của Thông tư số 151/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định những đơn vị kinh doanh giải thể, chấm dứt các hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới thời điểm giải thể, nếu như không phát sinh doanh thu hoặc chưa sử dụng hóa đơn thì sẽ được quyền miễn quyết toán thuế.

Bên cạnh đó đối với các trường hợp đơn vị kinh doanh đã phát hành hóa đơn, hay có phát sinh doanh thu, nếu như đáp ứng được đầy đủ những quy định tại Điểm c, Khoản 8.2, Điều 16 của Thông tư số 151/2014/TT-BTC thì cũng sẽ không cần phải quyết toán thuế.

kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp

Dịch vụ quyết toán thuế khi giải thể công ty

Thực hiện những thủ tục quyết toán thuế khi giải thể công ty là các mắt xích quan trọng và cũng là đòi hỏi rất khó đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu biết cách thì mọi người vẫn có thể hoàn thành thủ tục này nhanh chóng và đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành. Vậy đó là kinh nghiệm gì? Những chủ doanh nghiệp nên cân nhắc để có thể áp dụng cho trường hợp giải thể doanh nghiệp của mình. Cụ thể, Legal zone đen đến cho khách hàng gói dịch vụ giải thể công ty uy tín. 

Với đội ngũ luật sư giỏi, dày dặn kinh nghiệm, những khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp về toàn bộ thủ tục hoàn thành việc giải thể. Trong số đó có quyết toán thuế trong quá trình giải thể công ty, vì vậy chủ doanh nghiệp sẽ không còn lo lắng bởi không biết bắt đầu từ đâu và làm ra sao. Với sự đồng hành chuyên nghiệp của Legal zone, các bạn sẽ được hỗ trợ chu đáo từ những bước đầu khi kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp cho tới khi việc giải thể được công nhận. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu như bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp uy tín nhé!

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp. Qua nội dung trên, chắc hẳn các bạn đã biết cách kiểm tra và những trường hợp doanh nghiệp được miễn quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Legal zone để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký