Doanh nghiệp trong nước, Thành lập doanh nghiệp

Những lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp cần những lưu ý gì? Bài tư vấn sau của Legalzone sẽ giải đáp Những lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp mời bạn đọc cùng tham khảo

 Lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp

                                                                                    Lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về Đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư 01/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

 Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Các thông tin cơ bản nhất, những lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thành lập mới có tên trùng/ gây nhầm lẫn với các đơn vị đã được đăng ký rất phổ biến. Vì vậy, trước khi đặt tên doanh nghiệp, các bạn có thể tra cứu sơ bộ tại:

+ Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

+ Trang Web của Bộ kế hoạch đầu tư để tránh những vướng mắc, tranh chấp không đáng có.

Khi đặt tên cho Doanh nghiệp của mình, bạn cần chú ý Căn cứ tại  Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định Tên doanh nghiệp là  Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.;

b) Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Đồng thời, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Việc đặt tên doanh nghiệp là việc rất quan trọng, thay đổi tên có thể làm thay đổi:

+ Con dấu tròn, hóa đơn, các biểu mẫu, văn bản nội bộ công ty,

+ Các tài sản/tài khoản công ty đang đứng tên.v.v…

Con dấu

– Theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Dấu của doanh nghiệp, Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

– Dấu chức danh và con dấu vuông Nhà nước không quản lý.

– Con dấu tròn bắt buộc gồm các mục:

+ Tên công ty, tên tỉnh/thành phố đặt trụ sở, mã số doanh nghiệp

+ Nội dung, hình vẽ, màu, kích cỡ con dấu tròn doanh nghiệp được tự do quyết định.   

Hóa đơn công ty

– Quý khách bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử;

– Phát hành hóa đơn và sử dụng;

– Sau khi sử dụng một thời gian thuế sẽ tiến hành kiểm tra trụ sở.

Địa chỉ trụ sở chính

Trong hoạt động của doanh nghiệp cơ quan quản lý thuế luôn gửi các thông báo đến trụ sở chính của doanh nghiệp khi có yêu cầu với doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính cần rõ ràng để công văn có thể chuyển được đến với doanh nghiệp. Điều này vừa đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, vừa tránh trường hợp cơ quan quản lý thuế quy kết doanh nghiệp bỏ trốn khổi địa điểm kinh doanh.

– Trụ sở chính công ty là thông tin rất quan trọng trong việc thành lập, đặc biệt với tình trạng được sử dụng hóa đơn trước khi thuế kiểm tra trụ sở như hiện tại. Căn cứ Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Trụ sở chính:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Yêu cầu đối với trụ sở chính công ty là nhà mặt đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc Tòa nhà văn phòng có đầy đủ thông tin Giấy phép xây dựng, không được sử dụng tập thể, chung cư nhà ở làm văn phòng.

Lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp

                                                Lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ

Theo khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

– Vốn cao hay thấp phụ thuộc vào ngành nghề, cũng như quy mô, khách hàng của từng doanh nghiệp.

Ví dụ: Ngành nghề kinh doanh bất động sản tối thiểu vốn 20 tỷ,…

– Vốn điều lệ còn là 1 trong các tiêu chí để thể hiện mức độ công ty:

+ Lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ,…  việc tăng vốn dễ thực hiện nhưng giảm vốn lại rất khó.

Vì vậy, tùy mỗi công ty sẽ có mức vốn điều lệ phù hợp.

– Việc để mức vốn điều lệ hợp lý có các lợi thế sau:

+  Đảm bảo tính đối ứng của Doanh nghiệp đối với các đơn vị hợp tác kinh doanh.

+  Thuận tiện cho việc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

+   Là căn cứ để áp mức thuế môn bài cho doanh nghiệp. Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau: Mức thuế môn bài chia làm 3 bậc gồm:

TT

Căn cứ thu

Mức thu

1

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

03 triệu đồng/năm

2

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

02 triệu đồng/năm

3

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

01 triệu đồng/năm

Loại hình doanh nghiệp

+   Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp để các sáng lập viên lựa chọn, mỗi loại hình có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với hình thức kinh doanh của từng loại ngành nghề. Phổ biến nhất hiện nay là loại hình Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

+   Để tham khảo thêm quy định riêng về cơ cấu tổ chức lẫn các vấn đề khác liên quan đến các loại hình doanh nghiệp các sáng lập viên có thể tham khảo trong Luật doanh nghiệp để lựa chọn cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.

Lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp miễn phí

                                               Lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp miễn phí

Người đại diện theo pháp luật

Theo khoản 1, Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.

– Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách:

+ Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi;

+ Nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án

+ Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Các cán bộ/công chức/viên chức không được làm người đại diện theo pháp luật.

Các thành viên/cổ đông góp vốn.

–  Theo quy định pháp luật Các cán bộ/công chức/viên chức được tham gia góp vốn, làm thuê chuyên môn ngoài giờ, nhưng không tham gia điều hành, quản lý.

Ngành nghề công ty.

– Việt Nam đang áp dụng ngành  nghề theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg mới có hiệu lực 20/08/2018.

– Khi thành lập Doanh nghiệp được lựa chọn đăng ký ngành nghề cấp 4 (mã ngành nghề có 4 chữ số)  theo Quyết định này.

Trên đây là những lưu ý trước khi thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Related Posts