Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con

Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có một số điểm khác so với thủ tục ly hôn trong nước. Hiện nay việc ly hôn có yếu tố nước ngoài có nhiều khó khăn và vướng mắc. Tuy nhiên đã có sự thống nhất về quy định của pháp luật. LegalZone xin hướng dẫn quý khách hàng có quan tâm về thủ tục Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành và những lưu ý khi thực hiện.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp: Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam.

Các trường hợp được xác định là việc Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

        Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì các trường hợp được xác định là quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài như sau:

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

      Như vậy, để được xác định là ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài khi đáp ứng được yêu cầu về mặt chủ thể hoặc quan hệ pháp luật và theo quy định của pháp luật Việt Nam còn thỏa mãn được ba yêu cầu như sau:

  • Cả hai đều mong muốn ly hôn và cùng ký vào đơn ly hôn
  • Thỏa thuận được vấn đề con cái và đảm bảo quyền lợi cho con cái
  • Thỏa thuận được vấn đề tài sản khi ly hôn

      Nếu không đáp ứng được chỉ 1 trong 3 yêu cầu trên thì trường hợp ly hôn được Tòa án xác định là ly hôn đơn phương với người nước ngoài. 

Hồ sơ tiến hành Thuận tình ly hôn với người nước ngoài

        Ly hôn có thể được tiến hành do yêu cầu của hai bên hoặc do yêu cầu của một bên. Trường hợp hai vợ chồng đều mong muốn ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề con cái, tài sản thì sẽ được xác định là ly hôn do yêu cầu của hai bên hay nói cách khác là tiến hành thuận tình ly hôn.

      Để tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn xin thuận tình ly hôn (có chữ ký của hai vợ chồng)
  • Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính)
  • CMND hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
  • Giấy khai sinh của các con
  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có yêu cầu công nhận về tài sản)
Chú ý:
  • Người yêu cầu phải ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự ở nước ngoài trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo giấy tờ, tài liệu xác thực họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của đương sự đó.
  • Trường hợp vợ chồng chưa thỏa thuận được vấn đề tài sản hoặc con cái thì có thể đề nghị Tòa án không giải quyết vấn đề này để rút ngắn được thời gian giải quyết mối quan hệ nhân thân cho cả hai vợ chồng. Sau này nếu có nhu cầu thì hai vợ chồng có thể đưa việc phân chia con cái và tài sản này thành một vụ việc mới để giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (khoản 3 Điều 123)

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đã có sự thông nhất về thẩm quyền so với Bộ luật Tố tụng dân sự cũ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và  điểm a khoản 1 Điều 35 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (Trước đây thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh).

Luật áp dụng

Việc giải quyết ly hôn giữa công dân Vệt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Cụ thể là theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và các văn bản liên quan.

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Trình tự, thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài
Bước 1: 

Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn và gửi bộ hồ sơ xin ly hôn tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hồ sơ xin ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các tài liệu:

– Đơn xin ly hôn.

– Bản sao Giấy CMND hoặc giấy chứng thực cá nhân (Hộ chiếu, Thẻ căn cước công dân); Hộ khẩu (có sao y bản chính);

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày rõ trong đơn kiện;

– Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

– Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp);

– Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;

– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Bước 2: 

Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người nộp đơn. Người nộp đơn nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn (người có liên quan).

Bước 3:

 Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục pháp luật quy định.

Lưu ý: Pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường, Công đoàn cơ quan,…) Tuy nhiên trên thực tế nhiều Tòa án vẫn bắt buộc có bước hòa giải này.

Thời hạn giải quyết

Tùy vào từng vụ việc cụ thể mà thời hạn giải quyết khác nhau. Trên cơ sở luật định thì thời hạn chuẩn bị xét xử là từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; Thời hạn mở phiên tòa từ 01 – 02 tháng kể từ ngay có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An, mọi thắc mắc của quý khách hàng xin gửi tới Email [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp tới LegalZone qua hotline 0888889366 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.