Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là việc một cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc doanh nghiệp xảy ra những mâu thuẫn về lợi ích khi thực hiện quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của mình với người khác. Việc bị lấn chiếm phần đất đai là hành vi xâm phạm đến quyền sử dụng đất của của cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp và dưới đây là các nội dung liên quan.

Tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Để việc giải quyết tranh chấp diễn ra đúng quy định, Legalzone sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ về vấn đề này bằng thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

1. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Căn cứ vào Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thủ tục hòa giải bao gồm:

Bước 1. Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ vào Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai thì sau khi các bên liên quan không tự giải quyết được tranh chấp của mình và phải gửi đơn yêu cầu lên cơ quan có thẩm quyền thì sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì UBND cấp xã tổ chức thực hiện thủ tục hòa giải (đây là thủ tục bắt buộc). Thời gian thực hiện không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu.

Bước 2. Tổ chức thực hiện hòa giải

UBND tổ chức thực hiện hòa giải có sự có mặt của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 3. Kết quả hòa giải

Kết quả hòa giải sẽ được lập thành văn bản và được gửi cho các bên có tranh chấp và lưu lại ở UBND cấp xã. Thường kết quả hòa giải có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp)

Nếu có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết  theo quy định.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành (chưa kết thúc tranh chấp)

Tranh chấp đất đai trong trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện giải quyết theo 2 hướng sau:

  • Yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất giải quyết 
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

2. Giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện

Trường hợp tranh chấp đất đai được tiến hành hòa giải nhưng không thành thì căn cứ vào Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu giải quyết tranh chấp chuẩn bị hồ sơ và nộp tại UBND cấp huyện. Cán bộ, công chức cấp huyện sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong vòng 3 ngày.

Hồ sơ bao gồm:
  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp huyện  giao trách nhiệm tham mưu giải quyết.

Bước 3: Cơ quan tham mưu thực hiện

    Thẩm tra, xác minh thực vụ việc, tổ chức hòa giải của các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết (nếu thấy cần thiết). Hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết quả giải quyết

Nếu đồng  ý với kết quả giải quyết tranh chấp thì tranh chấp kết thúc. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp thì khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản

Bước 3: Tòa án tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng pháp luật thì Tòa án tiếp nhận giải quyết.

Như vậy, trên đây là thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Sau quá trình tự các bên quyết tranh chấp về đất đai không thành thì sau khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp UBND cấp xã sẽ tiến hành thủ tục hòa giải cấp cơ sở. Thủ tục hòa giải không thành thì UBND cấp xã sẽ hướng dẫn cho các bên tranh chấp thủ tục kiện tranh chấp đất đai đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết tranh chấp.

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  0989.919.161

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

 

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký