Doanh nghiệp trong nước

Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh, có lĩnh vực kinh doanh có quy mô nhỏ đạt hiệu quả kinh tế, nhưng cũng có lĩnh vực kinh doanh lớn mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong ngành kinh doanh đòi hỏi phải có số vốn lớn, yêu cầu kĩ thuật hiện đại và phải cạnh tranh mãnh liệt. Vì vậy, nhà đầu tư hợp nhất doanh nghiệp với nhau tạo thành doanh nghiệp lớn để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thương trường. Trong bài viết dưới đây Legalzone giới thiệu về thủ tục hợp nhất doanh nghiệp mới nhất:

Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

                         Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

Khái niệm

Khoản 1 Điều 200 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc hợp nhất công ty, theo đó:Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Thủ tục hợp nhất công ty được quy định

1. Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất.

Hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Trong đó, Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất;
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất;
  • Thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động;
  • Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất;

2. Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất theo quy định của Luật này.

Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

Lưu ý:
  • Sâu khi Công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
  • Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

                            Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hợp nhất

+    Lập và phê duyệt phương án kinh doanh tiền khả thi;

+    Tìm kiểm, kiểm tra, phân tích mức độ hợp pháp đối với trụ sở doanh nghiệp;

+    Xây dựng ý tưởng và kiểm tra mức độ hợp pháp đối với tên doanh nghiệp;

+    Xây dựng ngành nghề công ty được hợp nhất phù hợp với ngành nghề đã đăng ký;

+    Nghiên cứu và kiểm tra quy định pháp luật đối với người đại diện công ty được hợp nhất;

+    Phân tích các quy định pháp luật khác liên quan đến vấn đề hợp nhất doanh nghiệp;

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp

+    Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến thủ tục hợp nhất doanh nghiệp;

+    Xây dựng quy chế hoạt động công ty được hợp nhất;

+    Xây dựng mô hình và cơ cấu tổ chức công ty được hợp nhất;

Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở kế hoạch và Đầu tư

+    Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận và hẹn ngày trả kết quả;

+    Nếu hồ sơ chưa đúng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung;

+    Nếu hồ sơ thiếu: bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra văn bản yêu cầu bổ sung.

 Bước 4: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh

+    Xuất trình giấy hẹn nhận kết quả;

+    Nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh;

+    Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh;

+    Thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân.

Thành phần hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp

Hồ sơ tiến hành đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất bao gồm:

1)   Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của các công ty được hợp nhất theo hướng dẫn tại thủ tục thành lập công ty TNHH, thủ tục thành lập công ty cổ phần;

2)   Hợp đồng hợp nhất theo quy định tại Điều 200 Luật doanh nghiệp

3)   Biên bản họp về việc hợp nhất công ty:

+    Của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+    Của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

4)   Quyết định bằng văn bản về việc hợp nhất công ty:

+    Của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+    Của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần.

5)   Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty bị hợp nhất

 Thông tin về thủ tục hợp nhất doanh nghiệp, cụ thể như sau:

1)   Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

2)   Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:  Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

3)   Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế và các ngành liên quan khác

4)   Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua mạng

5)   Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Phòng ĐKKD nhận được hồ sơ (đối với hồ sơ chưa hợp lệ phải sửa đổi bổ sung).

6)   Đối tượng thực hiện: Cá nhân, pháp nhân

Trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất

Doanh nghiệp mới nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Theo hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày các công ty hợp nhất được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

                   Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

Trên đây là một số thông tin về thủ tục hợp nhất doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ