Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Chuyên mục: nuôi con nuôi

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào? Người nước ngoài muốn nhận con nuôi là người Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ gì? Thực hiện thủ tục ở đâu? Legalzone tư vấn các vấn đề này như sau

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

nhận con nuôi ở hà nội
Nhận con nuôi

Trường hợp cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Trường hợp trẻ Việt Nam đích danh

– Bước 1:

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ nêu trên thì các bên phải nộp hồ sơ cho Sở Tư Pháp nơi con nuôi thường trú, hồ sơ được lập thành ba bộ.

– Bước 2:

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, lấy ý kiến bằng văn bản và có chữ ký của những người có liên quan đến việc cho trẻ làm con nuôi để xác nhận trẻ đủ điều kiện cho làm con nuôi. Đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi thì Sở Tư pháp có quyền đề nghị Công an Tỉnh hỗ trợ xác minh các thông tin liên quan đến việc cho con nuôi, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, công an Tỉnh phải có văn bản trả lời về việc xác minh. Nếu trẻ có đủ điều kiện để cho làm con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Sở Tư pháp cấp giấy xác nhận và gửi đến Bộ Tư pháp.

– Bước 3:

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, xác minh về hồ sơ của người nhận con nuôi. Đối với con nuôi đích danh thì Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi trẻ thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho cá nhân nước ngoài nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi. 

– Bước 4:

Khi kết thúc thời gian thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ bị bỏ rơi, nếu không có người trong nước nhận trẻ làm con nuôi thì Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi trẻ được giới thiệu thường trú

Trường hợp trẻ Việt Nam không đích danh

– Bước 1:

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật nuôi con nuôi 2010 về giới thiệu trẻ làm con nuôi phải đảm bảo vì lợi ích của trẻ em, có tính đến các quyền lợi của cá nhân nhận con nuôi như: Đặc điểm, sở thích, các thói quen của trẻ, khả năng ứng biến hòa nhập, sự phát triển của trẻ và đồng thời phải xem xét về thu nhập, điều kiện về kinh tế, tư cách đạo đức, môi trường sinh hoạt và nguyện vọng của cá nhân nhận trẻ làm con nuôi. 

– Bước 2:

Sau khi nhận được hồ sơ giới thiệu trẻ làm con nuôi, Sơ Tư pháp sẽ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để lấy ý kiến, tham mưu. Trong thời hạn không quá năm ngày khi nhận được quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh thì Sở Tư pháp chuyển hồ sơ cho Cục con nuôi kèm theo quyết định thể hiện sự đồng ý của Ủy ban nhân dân Tỉnh. Còn nếu Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý thì phải thông báo rõ ràng bằng văn bản và gửi cho Sở Tư pháp để giới thiệu lại. Sau ba tháng mà Sở Tư pháp không giới thiệu được thì Sở Tư pháp gửi trả lại hồ sơ cho Cục con nuôi và kèm theo văn bản nêu rõ lý do. 

nhận con nuôi ở tphcm
Nhận con nuôi
– Bước 3:

Cục con nuôi sẽ kiểm tra về quy trình, thủ tục về việc giới thiệu trẻ làm con nuôi theo đúng quy định của pháp luật.  Và lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, gia đình và xã hội để thẩm định kết quả, sau đó Cục con nuôi sẽ phải văn bản thông báo cho người nhận con nuôi nếu đủ điều kiện để cho trẻ làm con nuôi. Còn trường hợp trẻ không đủ điều kiện thì Cục con nuôi sẽ phải có văn bản báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp và sau đó có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh và Sở Tư pháp. 

Lưu ý:

Đối với cả trường hợp đích danh, không đích danh thì sau khi nhận được hồ sơ của Sở Tư pháp thì Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ ra quyết định về việc cho trẻ Việt Nam làm con nuôi nước ngoài trong thời hạn mười lăm ngày. Sau đó, Sơ Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho cá nhân nhận nuôi con đến Việt Nam để nhận con.

Trong thời hạn sáu mươi ngày từ thời điểm nhận được thông báo thì cá nhân nhận nuôi con phải có mặt ở Việt Nam để tiến hành nhận con nuôi. Nếu trường hợp là cả vợ chồng nhận con nuôi nhưng một trong hai người không có mặt để nhận con thì phải có văn bản ủy quyền, nếu có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá chín mươi ngày. Trường hợp cá nhân nhận con nuôi vẫn không có mặt sau khi đã hết hạn nêu trên thì Ủy ban nhân dân Tỉnh có quyền hủy quyết định cho trẻ làm con nuôi nước ngoài. 

Sau khi tổ chức lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi quyết định cho trẻ là con nuôi nước ngoài cho Bộ Tư Pháp, biên bản giao nhận con nuôi và gửi cho Ủy ban nhân dân xã nơi trẻ thường trú.

Sau khi Bộ Ngoại giao nhận được quyết định của Bộ Tư pháp thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ Việt Nam được nhận làm con nuôi để thực hiện chính sách bảo hộ trẻ em. 

Điều kiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi

Trường hợp cá nhân Việt Nam có thường trú ở nước sở tại nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi

Căn cứ Điều 40 Luật nuôi con nuôi 2010 thì sau khi cá nhân nhận con nuôi chuẩn bị bộ hồ sơ như trên thì có trách nhiệm gửi đến Bộ Tư pháp xem xét, xác minh và cấp giấy chứng nhận cá nhân Việt Nam có đủ điều kiện con nuôi sau khi đối chiếu quy định pháp luật Việt Nam, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Thời gian xác minh có thể kéo dài tối đa là sáu mươi ngày nếu thấy cần thiết.

Sau khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục nhận trẻ nước ngoài làm con nuôi, cá nhân Việt Nam phải tiến hành làm thủ tục ghi chú việc nuôi con tại Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân xã nơi cá nhân Việt Nam thường trú.

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0888889366

Fanpage: Công ty Luật Legalzone

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục