Từ ngày 11/02/2020 khi Quyết định 933/QĐ-BCA-C08 có hiệu lực, người mua xe cũ sẽ phải tiến hành làm thủ tục sang tên đổi chủ theo quy định mới.
Căn cứ pháp lý
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định:
“Điều 12. Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác:
1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục, không phải đưa xe đến kiểm tra nhưng phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
a) Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Trường hợp di chuyển nguyên chủ đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) khác, phải có quyết định điều động công tác hoặc Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.”
Mức phạt khi không thực hiện sang tên đổi chủ
Thủ tục sang tên đổi chủ xe
Trước đây, việc sang tên đổi chủ thường ít thực hiện, đa phần hai bên mua bán lựa chọn công chứng hợp đồng và tiếp tục giữ đăng ký cũ để sử dụng. Tuy nhiên, điều này vô tình gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quản lý. Do đó, mục 5 điều 30 nghị định 46/2016/NĐ-CP ra đời có hiệu lực từ 1/1/2017 buộc các chủ xe ô tô phải thực hiện việc sang tên đổi chủ khi mua bán.
Khoản 5 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định từ 1/1/2017, các chủ xe ô tô phải thực hiện việc sang tên đổi chủ khi mua bán xe. Ngoài ra, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 36/2010/TT-BCA cũng quy định nếu cá nhân/tổ chức mua bán, cho, tặng, thừa kế xe nhưng không sang tên đổi chủ trong vòng 30 ngày sẽ bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe.
Bước 1: Ký hợp đồng mua bán xe và công chứng
Để tiến hành mua, bán ô tô cũ, bên bán chuẩn bị:
– Giấy tờ xe bản chính;
– CMND/Căn cước công dân bản chính;
– Sổ hộ khẩu bản chính;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân; Giấy chứng nhận kết hôn nếu đã kết hôn để tránh phát sinh tranh chấp tài sản sau này.
Bên mua chuẩn bị:
– CMND/Căn cước công dân bản chính;
– Sổ hộ khẩu bản chính.
Sau khi bên mua đã xem xét kỹ tình trạng xe, giấy tờ xe và thương lượng xong về giá bán, hai bên tiến hành công chứng Hợp đồng mua bán xe. Hợp đồng mua bán xe sẽ diễn ra tại phòng công chứng tư. Hai bên có thể đến bất kỳ phòng công chứng nào, miễn là thuận lợi cho cả hai. Phòng công chứng sẽ hướng dẫn các thủ tục làm Hợp đồng mua bán xe ô tô và soạn thảo hợp đồng mua bán. Hai bên ký vào Hợp đồng mua bán xe. Phòng công chứng xác nhận Hợp đồng, đóng dấu và thu phí (phí công chứng dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán). Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản.
02 bên ký hợp đồng mua bán xe, sau đó phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực.
Theo điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA, giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
Công văn 3956/BTP-HTQTCT hướng dẫn như sau:
– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì UBND cấp xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
– Đối với Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có quyền lựa chọn công chứng Giấy bán, cho, tặng xe tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe.
Nếu lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thực hiện chứng thực chữ ký tại UBND xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe.
>> Xem thêm: Luật giao thông đường bộ
Bước 2: Rút hồ sơ gốc của xe
Bước này chỉ thực hiện khi bên bán và mua không ở cùng tỉnh/thành phố. Cả hai bên sẽ đến nơi đăng ký xe lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bàn giao lại cho bên mua để tiến hành đăng ký sang tên chủ sở hữu xe.
Và sau bước này, bên bán sẽ giao toàn bộ các giấy tờ để bên mua tự hoàn tất các thủ tục còn lại gồm:
+ Giấy đăng ký xe
+ Hồ sơ gốc của xe
+ Hợp đồng mua bán xe
Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ khi thực hiện thủ tục đăng ký xe oto cũ
Sau khi bên bán bàn giao đầy đủ các giấy tờ gốc của xe ô tô, bên mua mang tất cả các giấy tờ trên cùng với hợp đồng mua bán xe mang đến Chi cục Thuế quận/huyện nơi mình sinh sống để nộp thuế trước bạ.
Theo quy định của Bộ Tài Chính (BTC), mức lệ phí trước bạ áp dụng cho tất cả ô tô cũ đã qua sử dụng trên toàn quốc là 2% giá trị còn lại của xe. Trong đó, giá trị sử dụng còn lại của chiếc xe được quy định cụ thể theo Thông tư 20/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 301/2016/TT-BTC như sau:
Xe sử dụng được 1 năm, mức giá tính phí trước bạ là 90%
Xe sử dụng từ 1 năm đến 3 năm, mức giá tính phí trước bạ là 70%
Xe sử dụng từ 3 năm đến 6 năm, mức giá tính phí trước bạ là 50%
Xe sử dụng từ 6 năm đến 10 năm, mức giá tính phí trước bạ là 30%
Xe sử dụng trên 10 năm, mức giá tính phí trước bạ là 20%
Ví dụ người mua chiếc xe đã qua sử dụng được 5 năm, giá bán ban đầu của xe là 500 triệu. Vậy mức thuế trước bạ phải đóng sẽ là 2% (giá trị còn lại của xe) x 50% (mức giá tính phí trước bạ) x 500 triệu đồng (giá xe mới). Công thức tính sẽ là 0,02 x 0,5 x 500 = 5 triệu đồng.
Bước 4: Đăng ký sang tên
Bên mua sẽ đến Công an cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để tiến hành đăng ký sang tên. Thời hạn giải quyết hồ sơ: không quá 2 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ sang tên xe di chuyển hợp lệ.
Bước 5: Đăng kiểm lưu hành
Nếu bên mua và bên bán sống trên cùng tỉnh/thành phố, hồ sơ đăng ký không phải di chuyển, bên mua sẽ giữ biển số cũ và tiếp tục lưu hành xe đến kì đăng kiểm tiếp theo.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi sang tên xe oto có đổi biển số không chỉ áp dụng đối với người mua xe sinh sống khác tỉnh/thành phố với người bán, hồ sơ gốc của xe buộc di chuyển về tỉnh/thành phố mới. Sau khi đã nhận được giấy sang tên (đăng ký mới), chủ sở hữu xe sẽ tiến hành đổi biển số xe và đăng kiểm đổi sổ lưu hành. Và đây là bước cuối cùng trong thủ tục sang tên và đổi chủ sở hữu xe.