.Chắc hẳn nhiều người đã từng không ít hơn 01 lần search thủ tục pháp luật trên “google” để tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, việc tìm kiếm này đa số lại không mang lại hiệu quả thật sự. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng công ty Legalzone tìm hiểu 10 lý do tại sao không nên sử dụng thủ tục pháp luật search trên Google
1. Không phải mọi thông tin đều có trên mạng
10 lý do tại sao không nên sử dụng thủ tục pháp luật search trên Google
Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề pháp lý xảy ra mỗi ngày xung quanh ta. Đôi khi việc tra cứu trên mạng lại không thể đem đến một kết quả khiến bạn hài lòng
2. Thông tin pháp lý không được sàng lọc
Tra cứu trên google có thể cho ra rất nhiều kết quả, có thể có những thông tin giống nhau Và người đọc vô hình chung không thể biết đâu là thông tin đúng? Thông tin nào có thể sử dụng? Đặc biết với phạm trù là thông tin pháp luật luôn yêu cầu cần sự “chính xác” tuyệt đối.
3. Nguồn thông tin không được sắp xếp
Xét ở góc độ pháp lý: hệ thống pháp luật “rất đồ sộ”. Sự đồ sộ này thể hiện qua số lượng các các văn bản pháp luật được ban hành, có thể kể đến như Luật, Nghị định, Thông tư,…. Gần như mỗi lĩnh vực riêng đều bị điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật đặc thù. Bởi vậy chỉ bằng mạng internet để tìm hiểu đúng, đủ và áp dụng nó vào thực tế không phải là điều dễ dàng.
4. Thông tin không đảm bảo tính chính xác.
Một yếu tố quan trọng hơn nữa, hệ thống văn bản pháp luật nhiều như vậy, nhưng lại thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế – chính trị – xã hội. Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho người tra cứu thông tin. Người sử dụng mạng internet có thể tra được quy định hoặc bài viết về vấn đề pháp lý đang quan tâm nhưng lại không đảm bảo được có chính xác hay không ? Còn hiệu lực thi hành hay đã hết hiệu lực? có bị sửa đổi hay quy định chi tiết ở văn bản pháp lý khác hay không?….
5. Thông tin không cụ thể, chi tiết
Mặc dù có thể tra cứu các thông tin pháp lý trên internet, song do thông tin không đủ cụ thể trực quan và tỉ mỉ, không có hướng dẫn và ví dụ thực tế, không thể liên hệ hay nhận tư vấn trực tiếp. Vậy nên vẫn còn trường hợp người dùng không nắm bắt được các thông tin trọng yếu, điều kiện thực hiện thủ tục là gì? Hồ sơ chuẩn bị ra sao? Các bước làm như thế nào ? Họ không hình dung được mình phải làm từ đâu? Hay đến đâu để thực hiện các thủ tục đó?…
6. Thông tin thiếu tính liên hệ thực tế
Các bài viết, hướng dẫn trên mạng internet hiện nay, hầu hết đều không chỉ dẫn các bước pháp lý cụ thể? Thời hạn pháp lý kéo dài bao xa? Kết quả nhận được là gì? Nếu thực hiện sai sẽ có hậu quả gì ? Yếu tố này là nút thắt lớn thể hiện khoảng cách giữa tìm hiểu trên “ giấy tờ” và “ thực tiễn” khi thực hiện. Điều này đã khiến nhiều người gặp khó trong quá trình xử lý vấn đề pháp lý, nhiều khi chậm trễ, mất tiền oan, thậm chí mất đi cơ hội được giải quyết vấn đề pháp lý quan trọng đang vướng mắc.
7. Thông tin tạp nham
Có rất nhiều bài viết hướng dẫn thủ tục pháp luật được đăng tải nhưng lại chưa được thẩm định, kiểm tra về nội dung, nên chất lượng bài viết không đảm bảo. Hoặc có nhiều bài viết hướng dẫn rất qua loa hoặc chỉ để câu view, câu like. Dù rằng việc sử dụng mạng internet quả thực là một không gian thu nhỏ nơi bạn có thể tìm kiếm và lục lọi nhiều thứ, tuy nhiên kéo theo đó cũng có nhược điểm không thể tránh khỏi là các thông tin “thượng vàng hạ cám” không chính thức và đáng tin cậy
8. Không phù hợp để nghiên cứu chuyên sâu
Với những yếu tố đặc thù riêng biệt, tra cứu pháp luật khác hẳn với việc tra cứu những thông tin thông thường. Bởi vậy cần áp dụng chặt chẽ yếu tố đúng, đủ và sự nghiên cứu sâu, cũng bởi lẽ đó việc tra cứu trên Google cũng khó đạt được hiệu quả.
9. Thông tin không rõ nguồn gốc
Mạng internet là một thế giới số rộng lớn, các thông tin đa dạng. nhưng lại không đảm bảo chất lượng. Các thông tin pháp lý tuy nhiều xong lại không rõ nguồn gốc và đảm bảo tính xác thực để áp dụng vào thực tế hiện hành
10. thông tin không được cập nhập liên tục
Số lượng thông tin lớn, không đồng nghĩa với mọi thông tin đều được cập nhập đủ và liên tục. Khi và chỉ khi bạn tìm thấy một đơn vị đầu mối chủ chốt tổng hợp và cập nhập liên tục. các thông tin pháp luật một cách có hệ thống và có mục đích, bạn mới có thể tìm được thông tin mình muốn biết
Như vậy, sau khi đọc xong 10 lý do trên. Chúng ta cần cân nhắc kỹ trước khi tra cứu và sử dụng thủ tục pháp luật trên mạng internet. Bởi lẽ nó tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.
Vậy, nên tra cứu như thế nào mới đảm bảo? Legalzone đề xuất một phần mềm đó là phần mềm “Thủ tục pháp Luật”.
Tin răng “Thủ tục pháp Luật” với những ưu điểm sẽ không khiến bạn phải thất vọng
Trên đây là những thông tin Công ty Luật Legalzone cung cấp tới Quý bạn đọc về 10 lý do tại sao không nên sử dụng thủ tục pháp luật search trên Google
Mọi thắc mắc vui lòng liên qua: