Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

thủ tục xin giấy phép lao động

thủ tục xin giấy phép lao động

Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại giấy phép lao động), lúc đó các khoản chi lương cho người nước ngoài mới được đưa vào chi phí hợp lý. Hồ sơ thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 

1.Văn bản pháp luật quy định về việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

  Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013

– Nghị định Số: 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm tại việc tại Việt Nam

–  Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 và các biểu mẫu liên quan đến việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài 

– Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định và sửa đổi một số điều của Bộ Luật Lao động và Nghị định 11/2016/NĐ-CP về thủ tục cấp giấy phép lao động, hồ sơ giấy phép lao động và thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động được sửa đổi rút ngắn hơn quy định trước đây.

– Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử

– Danh sách số 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05/02/2015 của Bộ Y tế về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thâm quyền khám sức cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định mới

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  • Đã đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định mới bao gồm:

  • Đơn đề nghị
  • Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế( trong thời hạn 12 tháng)
  • Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam(Được cấp không quá 06 tháng)
  • Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài
  • Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
  • Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm,…)
  • 02 ảnh mầu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài ( tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)

Lưu ý: Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

III. Nơi thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

–  Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trự sở

– Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

–  Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ……theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

Thời hạn giải quyết xin cấp  giấy phép lao động: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục