Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Tội xâm phạm quyền bình đẳng phụ nữ

Tội xâm phạm quyền bình đẳng phụ nữ
Chuyên mục: Luật hình sự

Xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội. Pháp luật quy định như thế nào về tội xâm phạm quyền bình đẳng phụ nữ? LegalZone xin tư vấn trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự 2015?

Theo quy định tại Điều 165 – Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới như sau:

“1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Tư vấn và bình luận về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới theo Bộ luật hình sự 2015.

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ.

Mặt khách quan: 

Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các dấu hiệu sau:

–  Có hành vi dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất để tác động vào cơ thể của người bị hại gây đau đớn về thể xác (như đánh, đá…) nhằm làm cho người phụ nữ không thể thực hiện được việc tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội… Việc dùng vũ lực có thể có hoặc không kèm theo hung khí (như gậy, gộc, dao…).

Ví dụ: Chồng đánh vợ, cấm không cho vợ tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội; cha đánh con gái không cho con gái đi học…

–  Có hành vi nghiêm trọng khác. Như đe doạ, uy hiếp tinh thần để cưỡng ép người phụ nữ hoặc ngược đãi người phụ nữ, lợi dụng mê tín dị đoan để doạ nạt… nhằm cản trở làm cho người phụ nữ không thể tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học…

Lưu ý:

+ Ngoài tội xâm phạm quyền bình đẳng của người phụ nữ, thực tiễn nếu người phạm tội sử dụng hành vi dùng vũ lực đối với phụ nữ có đủ căn cứ của tội gây thương tích, gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác, thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đó;

+ Nếu sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác đối xử tàn ác với người phụ nữ lệ thuộc vào người phạm tội thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác (Điều 110 Bộ luật Hình sự);

+ Nếu sử dụng vũ lực hành hạ người phụ nữ là bà nội, bà ngoại, mẹ ruột, mẹ nuôi, vợ, con gái ruột, con gái nuôi, cháu gái hoặc người phụ nữ có công nuôi dưỡng đối với người phạm tội, thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu (Điều 151 Bộ luật Hình sự).             

+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi nghiêm trọng khác cản trở quyền bình đẳng của người phụ nữ, không phụ thuộc vào việc người phụ nữ có bị cản trở quyền bình đẳng hay không.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới về hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích là nhằm cản trở người phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (Thông thường là cha với con gái, chồng với vợ, anh với em gái).

Thứ hai: về hình phạt.

Điều luật quy định tội phạm này chỉ có một khung hình phạt duy nhất với mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với LegalZone qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí để được hỗ trợ tư vấn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục