Thông báo 3660/TB-CATP-PV01 TP.HCM 2021 triển khai thực hiện kiểm soát giãn cách xã hội từ ngày 16/9
Thuộc tính văn bản | |||
---|---|---|---|
Số ký hiệu: | Đang cập nhật | Ngày ban hành: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Đang cập nhật | Ngày có hiệu lực: | Đang cập nhật |
Nguồn thu thập | Đang cập nhật | Ngày đăng công báo | Đang cập nhật |
Cơ quan ban hành | Đang cập nhật | ||
Người ký | Đang cập nhật | ||
BỘ CÔNG AN CÔNG AN TP. HỒ CHÍ MINH Số: 3660/TB-CATP-PV01 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2021 |
THÔNG BÁO
V/v Triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 16/9/2021 theo Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021
___________
Kính gửi: Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương
Thực hiện Kế hoạch số 3066/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày 15 tháng 9 năm 2021 và Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021 của UBND Thành phố về việc bổ sung các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố từ ngày 16/9/2021 đến hết ngày 30/9/2021.
Công an Thành phố yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Triển khai ngay đến CBCS nắm vững nội dung quy định tại Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố (gửi kèm) và các quy định hướng dẫn về kiểm soát đối tượng lưu thông trên đường theo phụ lục hướng dẫn kiểm soát tại các chốt nội ô từ ngày 16/9/2021 (gửi kèm). Kéo dài hiệu lực giấy đi đường của CATP đã cấp đến hết ngày 30/9/2021.
2. Phòng PC08 thực hiện cấp, đổi giấy đi đường cho các đơn vị chủ trì quản lý diện đối tượng cấp phép lưu thông trên đường theo Công văn số 2800/UBND-VX, Công văn số 2850/UBND-VX của UBND Thành phố và Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021 của UBND Thành phố.
Giao Phòng PC08, PC06, PV01 phối hợp với Sở thông tin và truyền thông tham mưu thí điểm triển khai việc thực hiện “Thẻ xanh COVID”, đảm bảo 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ tại Quận 7, huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ, các Khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn này và Khu công nghệ cao. Phòng PC08 phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông tiếp nhận danh sách thí điểm cấp “thẻ xanh COVID” cho đối tượng thí điểm trên gửi về Cục C06- Bộ Công an để cập nhật hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ kiểm soát lưu thông của CATP.
3. Cho phép nhân viên hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm (được cấp giấy đi đường), nhân viên giao hàng Shipper (cho phép di chuyển liên quận, huyện, TP Thủ Đức kể từ ngày 16/9/2021, có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 02 ngày/1 lần), nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị vật tư y tế (Có đặc điểm nhận diện theo Phụ lục hướng dẫn kèm theo) được phép lưu thông từ 05 giờ 00 đến 21 giờ 30 giờ hàng ngày.
4. Giao Trưởng Công an Quận 7, Củ Chi, Cần Giờ và Công an Thành phố Thủ Đức phối hợp với các Ban, ngành, Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao tham mưu cho Chủ tịch UBND xây dựng kế hoạch mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa bàn Quận 7, Cần Giờ, Củ Chi và khu công nghệ cao phù hợp với đặc điểm địa bàn và tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do UBND Thành phố ban hành. Đồng thời xây dựng phương án bố trí các điểm, chốt kiểm soát phù hợp, đảm bảo kiểm soát thực hiện các quy định về phòng chống Covid-19.
5. Công an Quận 8, Công an huyện Hóc Môn và Công an Thành phố Thủ Đức duy trì bố trí lực lượng kiểm soát lưu thông, đảm bảo ANTT và thực hiện các quy định về an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn và Thủ Đức.
6. Giao Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động và cấp giấy đi đường (theo nhiệm vụ tại Công văn số 2800/UBND-VX, Công văn số 2850/UBND-VX của UBND Thành phố và Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15/9/2021 của UBND Thành phố) cho diện đối tượng là người lao động tại các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày, gồm:
– Dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập.
– Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến.
– Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y.
– Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này.
– Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm.
– Các công trình xây dựng, giao thông được phép triển khai tuân thủ theo Bộ tiêu chí an toàn được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành được Sở xây dựng chủ trì tập hợp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
7. Điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại Mục 6 của Thông báo này:
– Đối với việc sử dụng nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá có ứng dụng công nghệ (shipper): thực hiện như Mục 3 của Thông báo này.
– Đối với nhân viên giao nhận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh: chỉ được phép hoạt động trên địa bàn 01 quận, huyện, thành phố Thủ Đức; phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.
– Người lao động trực tiếp tại nơi làm việc phải được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vacxin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm với tần suất 05 ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 03 người; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.
– Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lĩnh vực nêu tại Mục 6 phải đăng ký với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn để được cấp giấy đi đường theo quy định.
Để đảm bảo yêu cầu tiến độ cấp giấy đi đường phục vụ doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa hoạt động, đề nghị Công an cấp huyện, cấp xã hàng ngày tiếp nhận, xem xét và cấp giấy đi đường trong ngày, giấy đi đường cần ghi rõ phạm vi địa bàn hoạt động theo quy định, thành phần hồ sơ gồm: Công văn đề nghị của doanh nghiệp, cơ sở (kèm giấy tờ chứng minh thuộc diện được phép hoạt động, giấy tờ chứng minh các điều kiện về y tế nêu trên) và Công văn (hoặc giấy giới thiệu) của đơn vị được UBND cấp huyện, cấp xã giao thẩm định.
8. Phòng PV01 cấp bổ sung giấy đi đường (theo đề xuất riêng) cho Công an các Quận- huyện, TP Thủ Đức để thực hiện cấp, đổi giấy đi đường cho các đối tượng được duyệt hoạt động tại mục 3 và mục 6 của Thông báo (trừ Shipper), đảm bảo nguyên tắc số lượng cấp giấy đi đường với mức “tối thiểu cần thiết”, doanh nghiệp, cơ sở “làm việc 3 tại chỗ” hoặc “Một cung đường hai điểm đến” tùy theo quy mô, tính chất hoạt động để cấp giấy đi đường thực hiện các công việc phục vụ sản xuất, kinh doanh. Gửi danh sách cấp đổi giấy đi đường file Excel gửi về PC08 và PV01 để báo cáo về Cục C06- Bộ Công an cập nhật hệ thống phục vụ kiểm soát lưu thông của CATP.
Giao PV01 tiếp nhận phản ánh kiến nghị và đề xuất giải quyết lưu thông đối với người lao động đến doanh nghiệp làm việc, đổi ca, nghỉ làm việc của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố hoạt động “3 tại chỗ” thực hiện hàng tuần hoặc theo lịch đổi ca, nghỉ việc của cơ quan, đơn vị (lịch đổi ca không dưới 07 ngày/1 lần) đảm bảo thuận lợi cho các đơn vị và phân giờ lưu thông phù hợp (phản ánh kiến nghị về mở cửa hoạt động, đổi ca làm việc gửi về Phòng PV01 hoặc hộp thư điện tử: [email protected]
9. Giao Phòng PC06 chủ trì với PV01, PC08 liên hệ phối hợp và tiếp nhận dữ liệu tiêm chủng của Thành phố và danh sách người lao động đủ điều kiện do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký (Thẻ xanh Covid) thông qua các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thành phố Thủ Đức, triển khai kiểm soát các đối tượng tham gia lưu thông bằng mã QR và các biện pháp công nghệ thông tin khác kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ của ngành công an; đề xuất Bộ Công an liên thông dữ liệu để triển khai việc thí điểm Thẻ xanh COVID.
Công an Thành phố yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương tổ chức khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc báo cáo về CATP (qua Phòng PV01) để theo dõi, giải quyết.
Nơi nhận: – Như trên; – Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19- Bộ Công an; – V01 (A + B); – Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Thành phố; – Các đ/c Phó giám đốc; – Lưu: VT, PV01 (02b). |
GIÁM ĐỐC
Thiếu tướng Lê Hồng Nam |
PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN KIỂM TRA TẠI CÁC CHỐT NỘI Ô
(Ban hành kèm theo Thông báo 3660/TB-CATP-PV01 ngày 15/9/2021 của Giám đốc CATP)
1. Các phương tiện vận tải (xe tải, xe taxi, xe khách, xe chở công nhân…) được cấp mã QR code của ngành giao thông vận tải được phép lưu thông theo khu vực, lộ trình, thời gian cấp phép: Không kiểm tra Giấy đi đường. Kiểm tra mã QR code khai báo y tế bằng phần mềm quản lý công dân vùng dịch của Bộ Công an theo hướng dẫn mục số 13 (gọi tắt là kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an).
2. Các xe tải hoặc bán tải vận chuyển sách, vở học sinh có giấy tờ chứng minh vận chuyển sách, vở cho trường học, cơ sở giáo dục (có hóa đơn, hợp đồng mua hàng vời các trường, cơ quan giáo dục). Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
3. Xe chở nhân viên cơ quan, doanh nghiệp không được cấp mã QR code phải: Có 01 người ngồi trên xe phải có Giấy đi đường theo quy định (người ngồi trên xe phải có giấy tờ chứng minh cùng Cơ quan, công ty, doanh nghiệp); Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an; số người trên xe không vượt quá 1/2 số chỗ ngồi đối với xe từ 12 chỗ trở lên.
4. Xe chở lương thực, thực phẩm thiết yếu chưa có mã QRcode có giấy đi đường tạm thời do PC08 in, ký cấp giấy (ủy quyền cho tổ trưởng chốt kiểm soát thực hiện) được lưu thông qua chốt G vào và ra Thành phố trong khoảng thời gian được cấp ghi trong giấy để giao nhận hàng hóa và đi qua Thành phố (Giấy đi đường tạm thời được cấp tại các trạm, chốt kiểm soát đi vào Thành phố khi có đủ điều kiện: Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an, giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ, giấy tờ liên quan).
5. Các nhóm đối tượng được lưu thông (CBCNVC, người lao động, hỗ trợ phòng chống dịch, tình nguyện viên, thiện nguyện viên...) phải có giấy đi đường do Công an cấp (giấy do Công an phường xã cấp chỉ đi trong quận, huyện). Giấy đi đường do Phòng PC08 cấp được sử dụng hai dấu mộc tròn của Phòng PC08: dấu to và dấu nhỏ (dùng trong đăng ký phương tiện). Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của BCA.
Cán bộ, công nhân viên chức các Sở ban ngành có đồng phục, Công Nhân viên dịch vụ công ích thì mặc đồng phục Ngành. Các Sở ban ngành không có đồng phục mặc áo nhận diện Thành phố cấp.
6. Shipper giao hàng (sử dụng ứng dụng công nghệ) được hoạt động giao hàng liên quận, huyện, TP Thủ Đức và có nhận diện theo quy định. Có giấy xét nghiệm âm tính mẫu gộp 3, thời gian 02 ngày/1 lần. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
Đối với nhân viên giao nhận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh do Công an quận- huyện cấp giấy theo mục 6 của Thông báo này: chỉ được phép hoạt động trên địa bàn 01 quận, huyện, thành phố Thủ Đức; có xét nghiệm âm tính với Covid-19: 02 ngày/1 lần. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
7. Đối tượng không cần Giấy đi đường:
– Người đi tiêm vacxin: có tin nhắn hoặc giấy mời, kèm CMND/CCCD; người dân từ nhà ra UBND cấp xã hoặc cơ quan y tế để xin giấy xác nhận; Đại diện cơ quan, doanh nghiệp đi nộp, nhận, đổi Giấy đi đường tại Các Sở, Ngành, PC08, UBND và Công an cấp huyện, UBND và Công an cấp xã; Người đi làm CCCD có mang theo hồ sơ xin cấp giấy đi đường hoặc có cơ sở chứng minh nội dung hẹn nhận, đổi, cấp giấy đi đường, CCCD của Cơ quan cấp giấy và Cơ quan Công an, di chuyển trên lộ trình phù hợp với hồ sơ. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an,
– Người có vé máy bay di chuyển ra sân bay (kèm 01 người chở và 1 phương tiện, người chở chụp lại vé máy bay, giấy tờ liên quan để di chuyển từ sân bay về lại nhà). Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Lực lượng y tế: có thẻ y tế, thẻ sinh viên ngành Y hoặc Giấy đi đường do Thủ trưởng đơn vị (Sở y tế, các cơ sở y tế có quyết định thành lập) cấp; Nhân viên nhà thuốc có giấy tờ chứng minh chuyên môn được và chứng minh về nơi làm việc (mặc đồ bảo hộ y tế hoặc quần áo y tế khi di chuyển trên đường). Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Người đi xét nghiệm Covid-19 có giấy tờ chứng minh thuộc các trường hợp sau: Người có hộ chiếu, giấy tờ chứng minh chuẩn bị đi du học (trong vòng 03 ngày), người có vé máy bay đi nước ngoài và đi các tỉnh khác cần xét nghiệm âm tính Covid-19 (có code vé máy bay trong vòng 03 ngày), tài xế xe ô tô đi xét nghiệm Covid-19 để làm giấy tờ xin cấp mã QR code đối với xe ô tô chở hàng thuộc diện được phép hoạt động Tất cả các trường hợp phải có lộ trình di chuyển từ nhà đến nơi xét nghiệm phù hợp. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Các cá nhân, phương tiện chở oxy, thuốc men, vật tư thiết bị y tế…phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19, khi có các giấy tờ chứng minh như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chuyên môn, hợp đồng vận chuyển hàng hóa… Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Nhân viên vận chuyển Gas cho phép lưu thông trong phường hoặc phường liền kề với yêu cầu: Chở theo bình gas (Loại 12kg trở lên) và giấy bán hàng thể hiện địa chỉ giao hàng và địa chỉ cửa hàng. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Nhân viên vệ sinh môi trường và nhân viên vệ sinh môi trường thu gom rác dân lập được phép di chuyển khi lưu thông đảm bảo yêu cầu: Mặc áo phản quang của nhân viên môi trường (đối với nhân viên vệ sinh môi trường dân lập không buộc phải đồng phục chuẩn theo Công nhân ngành vệ sinh môi trường nhà nước) và có giấy tờ chứng minh về địa điểm thu gom rác phù hợp với nơi ở và tuyến đường di chuyển (hoặc đi cùng xe chở rác). Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
Đối với nhân viên Công ty vệ sinh môi trường thời gian được phép lưu thông trước 60 phút vào ca theo lịch làm việc và sau 60 phút khi hết ca làm việc căn cứ vào lịch phân ca cụ thể của Công ty vệ sinh môi trường.
– Người có quan hệ với bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện: số lượng 01 người, có cơ sở chứng minh quan hệ với bệnh nhân, di chuyển phù hợp tuyến đường từ nhà đến bệnh viện. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Thành viên tổ bay các hàng không (phi công, tiếp viên..) yêu cầu: Mặc đồng phục, đeo thẻ ngành của hãng và có lịch bay cụ thể của Cảng vụ hàng không Miền Nam, được phép di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại tại thời điểm có chuyến bay. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Các phi công thực hiện chuyến bay huấn luyện, kiểm tra định kỳ tại 03 trung tâm huấn luyện bay yêu cầu: Mặc đồng phục, đeo thẻ ngành của hãng hàng không và có lịch huấn luyện cụ thể của Cảng vụ hàng không Miền Nam, được phép di chuyển từ nhà đến nơi huấn luyện và ngược lại trước thời điểm vào ca huấn luyện 60 phút và sau thời gian kết thúc huấn luyện 60 phút. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Nhân viên các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không đang thực hiện làm việc “3 tại chỗ” tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sân Nhất được phép di chuyển thay ca làm việc thời gian lưu thông từ 12 giờ đến 14 giờ hàng ngày. Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Người thân đi chăm sóc cha mẹ già đang ở một mình, bệnh nhân Covid-19 cách ly tại nhà một mình: có giấy xác nhận của UBND xã phường hoặc cơ quan y tế, Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an; CBCS trực chốt, trạm kiểm soát thực hiện ghi sổ trực theo dõi để thông báo về Công an địa phương xác minh và hỗ trợ.
– Luật sư tham gia tố tụng được lưu thông khi có thông báo yêu cầu, giấy triệu tập của các cơ quan tố tụng (hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan tố tụng gửi Văn phòng luật sư, kèm văn bản phân công luật sư của Văn phòng luật sư), khi lưu thông phải có các yếu tố nhận diện: (1) thẻ luật sư trùng với giấy tờ trên; (2) Kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán được lưu thông đổi ca làm việc hàng tuần, thời gian di chuyển từ 16 giờ 30 đến 18 giờ ngày thứ sáu và 06 giờ 30 đến 08 giờ ngày thứ hai; Nhân viên doanh nghiệp xăng dầu, Gas được lưu thông đổi ca làm việc từ 13 giờ đến 15 giờ ngày chủ nhật hàng tuần; Người lao động thuộc các doanh nghiệp nhà nước (điện lực, bưu điện, viễn thông…) được lưu thông đổi ca làm việc thời gian từ 15 giờ đến 17 giờ thứ 7 và 06g đến 07giờ 30 thứ 2 hàng tuần. Khi lưu thông phải (1) mặc đồng phục ngành, doanh nghiệp; (2) đeo thẻ nhân viên; (3) có lịch đổi ca của đơn vị; (4) Khai báo y tế qua phần mềm của Bộ Công an.
– Đối với Công nhân làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao: nghỉ việc về nhà khi nhà máy ngưng hoạt động; người lao động đến nhà máy đổi ca làm việc (thời gian đổi ca không dưới 7 ngày/1 lần) hoặc người lao động đến làm việc tại công ty, nhà máy mở cửa hoạt động được phép lưu thông thời gian lưu thông từ 09 giờ đến 11 giờ hoặc từ 14g đến 16 giờ; thực hiện đảm bảo như sau: (1) lưu thông từ nơi nhà máy, công ty đến nơi cư trú; (2) thuộc nhân viên Công ty, Doanh nghiệp được Ban quản lý KCX, KCN, KCNC xác nhận và ghi rõ thời gian lưu thông như trên; (3) có xét nghiệm âm tính ra vào KCX, KCN thời gian 05 ngày (4) khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Nhân viên bưu cục, giáo viên vận chuyển sách đến nhà dân cho các em học sinh thực hiện như sau: (1) mặc đồng phục ngành, đeo thẻ ngành (2) có sách hoặc lịch, danh sách địa điểm giao sách (3) khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Giảng viên, giáo viên các Trường học lưu thông đến trường hoặc điểm dạy học trực tuyến được lưu thông phù hợp với lịch dạy học trực tuyến, thực hiện các quy định sau: (1) mang thẻ ngành (2) có lịch giảng dạy được Ban giám hiệu nhà trường ký duyệt (3) thực hiện khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
8. Đối với lực lượng Công an, Quân sự: phương tiện và CBCS mặc quân phục được phép di chuyển toàn Thành phố để thực thi công vụ (Lực lượng thường phục phải có giấy giới thiệu hoặc giấy phân công công tác của Thủ trưởng đơn vị hoặc thẻ ngành hoặc Giấy đi đường).
9. Giấy đi đường do Sở Ngoại vụ cấp (mã 7A,7B) vẫn được sử dụng.
10. Ưu tiên xe của Công an, Quân sự, Y tế và các xe được Phòng PC08 cấp phù hiệu nhận diện.
11. Thời gian 18h – 06h00 ngày hôm sau tạo điều kiện lưu thông cho: Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; Hoa tiêu hàng hải, vệ sinh môi trường đô thị… Lực lượng xử lý sự cố khẩn cấp về điện, nước, hệ thống thông tin, hạ tầng giao thông; Giấy đi đường + giấy xác nhận phân công công tác vào khung giờ này
* 12. Yêu cầu kiểm soát và thời hạn giấy đi đường
– Tổ trưởng Tổ công tác tại các chốt, trạm kiểm soát căn cứ tình hình thực tế để tổ chức kiểm soát, kiểm tra phương tiện không để ùn tắc, dồn ứ tại các chốt, trạm kiểm soát.
– Giấy đi đường phải ghi đầy đủ thông tin, nếu thấy không ghi đầy đủ thông tin thì bổ sung ngay, nếu có dấu hiệu tẩy xóa thì làm rõ, thu hồi và kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
– Kiểm tra đối chiếu đối tượng cấp giấy, mục đích sử dụng giấy và người lưu thông có giấy đi đường để thu hồi giấy với trường hợp cấp sai đối tượng, mục đích, tập hợp báo cáo kịp thời về Công an Thành phố.
– Các giấy đi đường đã cấp có ghi thời hạn đến ngày 06/9/2021 hoặc ngày 15/9/2021 được kéo dài thời hạn hiệu lực của giấy đi đường theo quy định giãn cách của UBND Thành phố.
13. Hướng dẫn khai báo y tế: Khi qua lại Chốt công dân phải xuất trình mã QR code cá nhân sau khi thực hiện kê khai y tế lại App ứng dụng VNEID hoặc địa chỉ Web https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn và xuất trình Giấy đi đường do CATP cấp, CMND/CCCD hoặc thẻ công chức, viên chức, thẻ ngành.
Ghi chú: Phần in nghiêng, đậm là nội dung có thay đổi.
CATP
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________ Số: 3072/UBND-VX Về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2021 |
Kính gửi:
– Thủ trưởng các sở, ban, ngành;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện;
– Các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội Khóa XV, trong đó yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15 tháng 9 năm 2021;
Căn cứ Quyết định số 3979/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”;
Thực hiện Kế hoạch số 3066/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày 15 tháng 9 năm 2021; nhằm tiếp tục phấn đấu kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và thực hiện lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới của Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo như sau:
1. Tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch trên toàn địa bàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ ngày 15 tháng 8 năm 2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố và Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố từ 00 giờ 00 ngày 16 tháng 9 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 với phương châm triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên từng địa bàn cụ thể.
2. Tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy đi đường cho các nhóm đối tượng được phép lưu thông theo Công văn số 2800/UBND-VX ngày 21 tháng 8 năm 2021, Công văn số 2850/UBND-VX ngày 23 tháng 8 năm 2021, Công văn số 2994/UBND-ĐT ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố; các Giấy đi đường do Công an Thành phố đã cấp tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021.
3. Về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân: tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch số 2798/KH-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2021 và Công văn số 2994/UBND-ĐT ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
4. Các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh gồm Quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ; các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn các quận, huyện này và Khu Công nghệ cao được thực hiện thí điểm các hoạt động sau:
– Triển khai thực hiện cho phép người dân đi chợ 01 lần/1 tuần theo Kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận.
– Bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân các địa phương, tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
– Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý Khu Công nghệ cao chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện các phương án sản xuất theo Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ ngày 15 tháng 8 năm 2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố và Bộ Tiêu chí an toàn do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
– Thí điểm triển khai việc thực hiện Thẻ Xanh COVID gắn với mã QR cá nhân. Việc thí điểm vẫn phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ; giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Công an Thành phố, Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố và các địa phương tham mưu thực hiện.
5. Điều chỉnh, bổ sung một số hoạt động trên địa bàn Thành phố:
5.1. Đối với nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá có ứng dụng công nghệ (shipper): cho phép hoạt động liên quận, huyện và thành phố Thủ Đức từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày với điều kiện phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần; ngân sách Thành phố chi trả chi phí xét nghiệm cho lực lượng này đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021.
5.2. Cho phép các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày, gồm:
– Dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập.
– Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến.
– Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y.
– Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này.
– Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm.
5.3. Điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại Mục 5.2 của Công văn này:
– Đối với việc sử dụng nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá có ứng dụng công nghệ (shipper): thực hiện như Mục 5.1 của Công văn này.
– Đối với nhân viên giao nhận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh: chỉ được phép hoạt động trên địa bàn 01 quận, huyện, thành phố Thủ Đức; phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.
– Người lao động trực tiếp tại nơi làm việc phải được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vacxin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm với tần suất 05 ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 03 người; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.
– Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh lĩnh vực nêu tại Mục 5.2 phải đăng ký với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn để được cấp Giấy đi đường theo quy định tại Mục 2 của Công văn này.
5.4. Các công trình xây dựng, giao thông được phép tổ chức thi công công trình trên cơ sở tuân thủ theo Bộ tiêu chí an toàn được Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành; giao các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tùy theo tình hình an toàn phòng chống dịch tại địa bàn, đề xuất danh mục các công trình cụ thể; giao Sở Xây dựng chủ trì tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
5.5. Đối với các sinh hoạt thể dục thể thao tại các công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc các “vùng xanh”: giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét quyết định, cho phép hoạt động trở lại nếu đảm bảo các qui định an toàn phòng, chống dịch và phải tuân thủ nguyên tắc 5K.
6. Tổ chức thực hiện:
6.1. Giao Ủy ban nhân dân Quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ thí điểm mở cửa theo lộ trình tại Mục 4, khẩn trương lập phương án, kế hoạch triển khai thí điểm, tổ chức đánh giá, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận. Đối với các địa bàn còn lại, giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tùy theo tình hình kiểm soát dịch trên địa bàn xem xét đề xuất thí điểm mở cửa lại một số hoạt động khi đạt các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
6.2. Giao Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh tại các địa bàn thí điểm, tham mưu công tác điều trị, chi viện lực lượng khi cần thiết; tiến hành đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng, tình hình dịch bệnh tại các địa bàn thí điểm; tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo phù hợp sau khi kết thúc thí điểm.
6.3. Giao Công an Thành phố căn cứ danh sách người lao động đủ điều kiện do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thông qua các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, triển khai kiểm soát các đối tượng tham gia lưu thông bằng mã QR và các biện pháp công nghệ thông tin khác kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an; đề xuất Bộ Công an liên thông dữ liệu để triển khai việc thí điểm Thẻ Xanh COVID theo mục 4 tại Công văn này.
6.4. Giao Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước từ ngày 16 tháng 9 năm 2021 phù hợp với tình hình kiểm soát dịch trên địa bàn thành phố.
6.5. Đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố chuẩn bị các Kế hoạch, kịch bản chi tiết, chặt chẽ, các phương án xử lý rủi ro, tổ chức triển khai các nội dung nêu trên; thành lập Ban Chỉ đạo, các tiểu ban chuyên trách có phương án phối hợp, theo dõi, kiểm tra sát diễn biến tình hình, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh những tình huống phát sinh; báo cáo nhanh nhất các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để xảy ra các trường hợp không chấp hành nghiêm quy định hoặc những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách./.
Nơi nhận: – Như trên; – Thủ tướng Chính phủ; (để báo cáo) – Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19; (để báo cáo) – Bộ Y tế; (để báo cáo) – Thường trực Thành ủy; (để báo cáo) – Thường trực HĐND TP; – TTUB: CT, các PCT; – Văn phòng Thành ủy; – Trung tâm Báo chí; – VPUB: CVP, các PCVP; – Phòng VX, TH; – Lưu: VT, (VX) |
CHỦ TỊCH
Phan Văn Mãi |
Văn bản mới
Văn bản xem nhiều