Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Tổng quan, ưu điểm, nhược điểm của hình thức ppp

Tổng quan, ưu điểm, nhược điểm của hình thức ppp

Phương thức hợp tác công tư ppp được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Các loại hợp đồng dự án PPP? Ưu, nhược điểm của hình thức này?

Dự án PPP nhóm C là gì? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau của Legalzone

Khái niệm về phương thức đầu tư PPP

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hình thức ppp là tên viết tắt của hình thức đầu tư đối tác công tư.

Đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công”.

Hợp đồng dự án PPP

Căn cứ các Khoản 3,4,5,6,7,8,9 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP, hiện nay pháp luật Việt Nam đang thừa nhận các loại hợp đồng dự án của hinh thuc ppp giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sau:

Hợp đồng BOT

Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng là một trong các hình thức ppp

sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng BTO

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng là một trong những hợp đồng thuộc hình thức ppp

sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

Hợp đồng BT

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng là một trong các hợp đồng đầu tư hợp tác công tư ppp

sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác.

Hợp đồng BOO

Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng;

sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Hợp đồng BTL

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng;

sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Hợp đồng BLT

Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng;

sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng O&M

Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

Ưu điểm của mô hình PPP

Những ưu điểm của hình thức ppp

– Thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả của quá trình phân phối, quản trị cũng như việc quản lý các dự án.

– Cung cấp đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

– Có khả năng tiếp cận các công nghệ mới nhất (cả phần cứng và phần mềm) và nắm bắt chúng.

– Việc áp dụng các mô hình PPP có thể không yêu cầu chi tiền mặt ngay lập tức, do đó giảm gánh nặng chi phí thiết kế và xây dựng.

Hạn chế của mô hình PPP

Một số hạn chế của hinh thuc ppp

– Khu vực tư nhân có thể không quan tâm đến dự án PPP vì rủi ro cao do khả năng của các bên liên quan tham gia vào dự án PPP hoặc có thể là một hạn chế kỹ thuật hoặc năng lực trình độ, tài chính.

– Thay đổi về quản lý và kiểm soát tài sản cơ sở hạ tầng thông qua dự án PPP có thể không đủ để cải hiệu quả kinh tế của nó trừ khi các điều kiện cần thiết khác được áp dụng.

Những điều kiện này bao gồm: các hoạt động cải cách hành chính, quản lý cơ sở hạ tầng, môi trường hoạt động.

>>> Tham khảo bài viết các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự án PPP nhóm C là gì?

Theo quy định của Luật Đầu tư công 2014, tùy thuộc vào quy mô và phạm vi, các dự án đầu tư công được phân loại là dự án nhóm A, nhóm B, Nhóm C. 

Tiêu chí phân loại dự án nhóm C được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư công 2014:

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng:

– Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

– Công nghiệp điện;

– Khai thác dầu khí;

– Hóa chất, phân bón, xi măng;

– Chế tạo máy, luyện kim;

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Xây dựng khu nhà ở;

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng:

– Giao thông, trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

– Thủy lợi;

– Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

– Kỹ thuật điện;

– Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

– Hóa dược;

– Sản xuất vật liệu, trừ các dự án về Hóa chất, phân bón, xi măng;

– Công trình cơ khí, trừ các dự án về Chế tạo máy, luyện kim;

– Bưu chính, viễn thông;

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng:

– Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

– Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

– Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

– Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 8 Luật Đầu tư công 2014.

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng:

– Y tế, văn hóa, giáo dục;

– Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

– Kho tàng;

– Du lịch, thể dục thể thao;

– Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều 8 Luật Đầu tư công 2014.

Trên đây là một số thông tin liên quan về hình thức ppp, hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục