Nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
Mời bạn đọc theo dõi bài viết Nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? dưới đây của Legalzone
Hiện nay, do có nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn vì nhiều lý do đã không thể có con dẫn đến việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo xuất hiện nhiều hơn.
Do vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay đã có những quy định về chế độ thai sản không chỉ cho người mang thai hộ và cả người nhờ mang thai hộ.
Vậy điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động nhờ mang thai bao gồm những gì?
Thời gian nghỉ hưởng chế độ và mức hưởng chế độ thai sản của người lao động nữ nhờ mang thai hộ là gì? Hồ sơ và thủ tục tiến hành để hưởng chế độ thai sản bao gồm những gì
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Quyết định 636/QĐ-BHXH Quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Nhờ mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Ngày 19/6/2014, Quốc hội Việt Nam chính thức cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo.
Luật quy định việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên sự tự nguyện của các bên, có văn bản công chứng và tuân theo các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định khá đầy đủ về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại khoản 22 Điều 3 như sau:
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai
và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm,
sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Như vậy, người mẹ nhờ mang thai hộ là việc một người phụ nữ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
nhờ được một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại mang thai và sinh con cho mình bằng việc lấy noãn của họ
và tinh trùng của chồng họ để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 1, Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 điều kiện để lao động nữ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản
là đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Về xác định thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH, cụ thể:
- Trường hợp nhận con trước ngày 15 của tháng, thì tháng nhận con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi nhận con.
- Trường hợp nhận con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng nhận con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi nhận con.
- Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo trường hợp trên.
Chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ
Nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
- Thứ nhất, lao động nữ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở
tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản
thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
- Thứ hai, được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
- Thứ ba, trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh,
- chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Trường hợp người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc
- thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Thứ tư, trường hợp sau khi sinh con, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- Nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian 06 tháng nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội,
thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm nhận con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ
Nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ.
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này,
trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
- Mức hưởng nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi= {( Mbq6 ) / 30 ngày} x 100% x Số ngày nghỉ.
Trong đó: Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Mức hưởng trợ cấp một lần = 2 tháng lương cơ sở (hiện hành là 2.780.000 đồng, đến ngày 01/7/2019 sẽ là 2.980.000 đồng).
Hồ sơ và thủ tục hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con, bao gồm:
- Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
- Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;
- Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
- Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ
Việc giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ nhờ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 4 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
-
- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ như trên cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại các Khoản 4 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con,
- thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
- Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là bài viết về chủ đề Nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng