Phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm
Không tố giác tội phạm là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền ngay sau khi biết, phát hiện về việc thực hiện hành vi phạm tội của người khác. Vậy, pháp luật hình sự quy định về tội không tố giác tội phạm như thế nào? Nếu người thân không tố giác tội phạm đối với hành vi của người phạm tội thì bị xử lý như thế nào? Legalzone giới thiệu tới bạn đọc bài viết tham khảo về chủ đề phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm trong bài viết dưới đây:
Khái niệm không tố giác tội phạm
Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về Tội không tố giác tội phạm như sau:
“Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác,
nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt”.
– Theo khoản 1 của điều luật thì không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi của một người biết rõ một tội phạm do người khác đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện, tuy không góp phần vào việc thực hiện tội phạm, nhưng không tố giác tội phạm đó.
Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và là một tội phạm vì nó gây ra khó khăn cho việc điều tra, phát hiện người phạm tội, đồng thời còn gây khó khăn cho việc ngăn chặn kịp thời thiệt hại xảy ra cũng như gây khó khăn cho việc tìm ra, xử lý người phạm tội.
Người có hành vi che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm
Tuy nhiên, người không tố giác tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp không tố giác những tội phạm được quy định tại Điểu 313 Bộ luật Hình sự.
Thế nào là không tố giác tội phạm?
Không tố giác tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bằng không hành động, thể hiện ở việc không báo cáo với cơ quan Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền việc có hành vi đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm mà mình biết.
Và như vậy người không tố giác tội phạm đã cố ý không hành động mặc dù biết việc không tố giác tội phạm này là một tội phạm.
– Theo khoản 2 của điều luật thì:
Nếu một người không tố giác tội phạm nhưng có quan hệ gia đình (quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng), như:
Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 Bộ luật.
– Quy định này được bổ sung trên cơ sở kế thừa truyền thông pháp luật của ông cha ta. Ví dụ: Bộ luật Hồng Đức 1483 đã quy định không trừng phạt (trừ tội mưu phản) đối với việc giấu tội cho nhau giữa những ngươi thân thích ruột thịt.
Quy định này chính là sự ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình sâu nặng vốn là một trong những nét đặc trưng của truyền thông văn hoá Á Đông.
Ngoài ra, tham khảo pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới cũng có quy định này.
– Lưu ý: Hành vi không tố giác chỉ được coi là tội phạm. Khi hành vi phải tố giác có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà người không tố giác phải biết rõ đây là hành vi tội phạm.
Ví dụ: A không biết rõ B đã bị xử lý hành chính về tội trộm cắp tài sản nên khi thấy B trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng A không tố giác B không phạm tội không tố giác tội phạm.
So sánh giữa không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm
Sự giống nhau
Cả hai tội trên đều được thực hiện do lỗi cố ý. Họ đều biết về tội phạm được thực hiện nhưng lại cố tình che giấu hoặc không báo cho cơ quan có chức năng.
Ngoài ra, những người sau đây chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm nếu che giấu hoặc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác:
– Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột của người phạm tội
– Vợ hoặc chồng của người phạm tội
07 đặc điểm khác nhau
STT |
Đặc điểm |
Che giấu tội phạm |
Không tố giác tội phạm |
1 |
Căn cứ |
Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 |
Điều 19, 390 Bộ luật Hình sự 2015 |
2 |
Ý thức của người phạm tội |
Không hứa hẹn trước, không biết trước việc phạm tội |
Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện |
3 |
Thời điểm phát hiện |
Sau khi tội phạm được thực hiện mới biết |
Trong cả quá trình, có thể trước, trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện |
4 |
Cách thức |
– Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm – Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội |
– Không tố giác với cơ quan chức năng |
5 |
Hình phạt |
– Xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản – Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm |
– Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm – Nếu có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt |
6 |
Tính chất |
Là tình tiết tăng nặng |
Không quy định |
7 |
Người không phải chịu trách nhiệm hình sự |
– Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội |
– Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội – Người bào chữa |
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm mời bạn đọc cùng tham khảo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng