Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi vợ chồng ly hôn và đã có con chung thì câu hỏi thường đặt ra là: Người không trực tiếp nuôi dưỡng con có bắt buộc phải trợ cấp cho con không? Mức cấp dưỡng cho con được quy định như thế nào? Nhận tiền cấp dường bằng hình thức nào? Nhận nhiều lần hay 1 lần và các vấn đề khác liên quan. Trong bài viết này, Legalzone giới thiệu đến bạn đọc tham khảo về chủ đề nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn

Người được cấp dưỡng bao gồm những ai?

NGHIA-VU-CAP-DUONG-SAU-LY-HON
NGHIA-VU-CAP-DUONG-SAU-LY-HON

Người được cấp dưỡng bao gồm:

người dưới mười tám tuổi (dưới vị thành niên), người trên mười tám tuổi nhưng không có khả năng lao động( ví dụ như những người bị khuyết tật) hoặc khó khăn về nhận thức hoặc làm chủ hành vi của mình

(ví dụ người tâm thần), các đối tượng trên đều không có khả năng về kinh tế để tự nuôi bản thân mình, cần người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật dạy dỗ và chăm sóc.

Như vậy, Cha mẹ đều là người đại diện theo pháp luật của con nên việc cấp dưỡng là đương nhiên theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Cấp dưỡng nuôi có sau khi ly hôn là  nghĩa vụ đương nhiên của cha hoặc mẹ;

pháp luật  không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người có nguồn kinh tế cao hoặc thấp đều phải thực hiện  nghĩa vụ cấp dưỡng .

Căn cứ Điều 116 và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con,

Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con?

NGHIA-VU-CAP-DUONG-SAU-LY-HON
NGHIA-VU-CAP-DUONG-SAU-LY-HON

Theo quy đinh luật hiện hành, chưa có bất kỳ một văn bản quy định pháp luật nào có quy định cụ thể về mức tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu.

Có người nhận cấp dưỡng nuôi con một triệu/tháng hoặc hai triệu hoặc nhiều mức cấp dưỡng khác nhau do mỗi hoàn cảnh, môi trường và điều kiện cũng như mức thu nhập của người không trực tiếp nuôi con. .

Để trả lời cho câu hỏi mức cấp dưỡng được quy định như thế nào? Các bạn có thể tham khảo ý kiến sau:

+ Hiện tại, mức cấp dưỡng nuôi con được xác định trên cơ sở tự nguyện, tức là sự thỏa thuận của người cấp dưỡng

và người được cấp dưỡng và người giám hộ của người được cấp dưỡng (trong trường hợp cha mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc nuôi con).

Trên tinh thần tự nguyện, các bên thỏa thuận về mức cấp dưỡng dựa trên các cơ sở hợp lý về mức thu nhập và chi tiêu của con được các bên liệt kê theo hàng ngày hoặc hàng tháng.

+ Trong trường hợp, các bên không đạt tự nguyện thỏa thuận (xung đột, tranh chấp) về mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu tòa án xem xét và giải quyết về mức cấp dưỡng sao cho hợp lý và hợp tình.

Tòa án xét xử phải dựa theo nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng và mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

– Đầu tiên dựa vào nguồn thu nhập của người cấp dưỡng. Người cấp dưỡng được coi là có nguồn thu nhập khi họ có khả năng thực tế về mặt kinh tế như: 

người có thu nhập thường xuyên (tiền lương, cho thuê, tự kinh doanh), người thu nhập từ tài sản (động sản hoặc bất động sản hiện tại hoặc hình thành trong tương lai).

Ví dụ như: Bạn đang làm việc tại công ty với mức lương năm triệu đồng một tháng, vậy, mức thu nhập thường xuyên của bạn là năm triệu đồng/ một tháng. Bạn có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) mang tên bạn, vậy nguồn tài chính của bạn là đất đai, nhà cửa. 

– Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng thường được cá nhân, cơ quan nhà nước xem xét

và xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình  tại địa phương nơi người được c

Mức sinh hoạt bao gồm các chi phí thông thường cần thiết của người được cấp dưỡng như:

chi phí cho việc ăn uống hàng ngày, chi phí về chỗ ở hoặc nơi ở đang ở thuê hay đã có nhà riêng, chi phí về quần áo, chi phí cho việc học hành

( bao gồm các khoản học ở trường, học thêm và phục vụ kỹ năng khác),chi phí về khám chữa bệnh và các chi phí khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.

– Hoàn cảnh sống của người được cấp dưỡng cũng là yếu tố quyết định về mức cấp dưỡng: bạn đang tại nông thôn hay đô thi, ở Việt Nam hay nước ngoài.

Khi có lý do chính đáng để thay đổi mức cấp dưỡng để nuôi con thì các bên thỏa thuận lại mức cấp dưỡng.

Lý do hợp lý để thay đổi ví dụ tăng khoản tiền sinh hoạt như:ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác.

Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận lại, trường hợp không đạt thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp, người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (người có quyền đề nghị cấp dưỡng)

không yêu cầu hoặc không mong muốn nhận khoản tiền cấp dưỡng từ người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng hoặc người nghĩa vụ cấp dưỡng vì lý do: tự mình đủ điều kiện kinh tế nuôi con hoặc vì bất kì lý do khác.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và đưa giải thích cho người trực tiếp nuôi con được hiểu rõ về việc ý nghĩa nhà nước quy định

về yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi và lợi ích của con để nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con và hỗ trợ một phần tài sản cho người cấp dưỡng.

Nếu Tòa án xét thấy việc đề nghị không yêu cầu cấp dưỡng của người cấp dưỡng có lý do; hoàn toàn tự nguyện;

người trực tiếp nuôi con có đầy đủ về mặt kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc….thì Toà án phải tôn trọng sự  ý chí của các bên.

 Căn cứ Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:

NGHIA-VU-CAP-DUONG-SAU-LY-HON
NGHIA-VU-CAP-DUONG-SAU-LY-HON

Nguyên tắc cấp dưỡng trên tinh thần thỏa thuận giữa cha và mẹ, mà các bên thực hiện cấp dưỡng định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý

 (bốn tháng một lần), nửa năm (nửa tháng một lần), hàng năm hoặc một lần (cấp dưỡng đến khi con đủ mười tám tuổi).

Các bên có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng hoặc phương thức hoặc tạm ngừng cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa Sau khi,

bản án/quyết định được Tòa án tuyên và có hiệu lực thì các bên nghĩa vụ phải thực hiện/ thi hành án.

Trường hợp một trong các bên không thực hiện quy định của Bản án/ Quyết định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn tự nguyện

hoặc thi hành không đầy đủ thì người được hưởng khoản tiền cấp dưỡng có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan. 

Người yêu cầu gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền một bộ hồ sơ đề nghị bao gồm:

Đơn đề nghị, bản án/ quyết định có hiệu lực pháp luật, giấy tờ về tài sản. 

Người yêu cầu tới cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi người có nghĩa vụ đang cư trú (được hiểu là thường trú và tạm trú) buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án

và quyết định đã được tuyên phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó theo quy định của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục