Quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng mới nhất hiện nay
Nhãn hiệu là một lĩnh vực đang phát triển cực kì mạnh mẽ trong sở hữu trí tuệ.
quy định về nhãn hiệu bằng việc giúp người tiêu dùng có quyết định lựa chọn những hàng hóa đa dạng được chào bán trên thị trường, nhãn hiệu hàng hóa khuyến khích các chủ sở hữu các nhãn hiệu duy trì
và nâng cao chất lượng các sản phẩm bán ra dưới nhãn hiệu đó để đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng.
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
Vậy nhãn hiệu nổi tiếng là như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết Tất tần tật quy định về nhãn hiệu nổi tiếng dưới đây của Legalzone
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP
Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Theo quy định tại khoản 20 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Với quy định này, pháp luật đã đưa ra được phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu phải trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, nếu một nhãn hiệu nổi tiếng trên phạm vi toàn thế giới
mà không được người tiêu dùng Việt Nam biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì nhãn hiệu
đó không được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại điều 75 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009
thì tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng bao gồm:
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Như vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng nếu
như đáp ứng các tiêu chí sau: số lượng người tiêu dùng,phạm vi lãnh thổ, doanh số, thời gian sử
dụng liên tục nhãn hiệu, uy tín, số lượng quốc gia bảo hộ và công nhận, giá trị của nhãn hiệu.
Tất tần tật quy định về nhãn hiệu nổi tiếng
Thứ nhất, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán,
sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
Việc xem xét về số lượng người tiêu dùng đã biết, đã sử dụng,…
đối với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu sẽ xác định được có bao nhiêu người tiêu dùng
đã biết đến nhãn hiệu, số lượng càng nhiều thì sức ảnh hưởng của nhãn hiệu đối với người tiêu dùng càng lớn và ngược lại.
Thứ hai, phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
Xác định xem phạm vi lãnh thổ mà người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó có rộng hay không? Có thể trong phạm vi một hoặc nhiều quốc gia khác nhau.
Phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được biết đến càng rộng thì càng chứng tỏ sức ảnh hưởng
của nó không chỉ trong phạm vi nội địa mà bao gồm cả quốc tế.
Thứ ba, doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. Doanh số từ việc bán hàng để biết rằng có được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó hay không? Doanh số bán hàng càng tăng thì càng chứng tỏ hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Thứ tư, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu. Khi người tiêu dùng sử dụng liên tục hàng hóa,
dịch vụ mang nhãn hiệu thì tức là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Thứ năm, uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Uy tín mà hàng hóa,
dịch vụ mang nhãn hiệu đem lại để xác định rằng chất lượng hàng hóa, dịch vụ đó có
được người tiêu dùng công nhận hay không? Uy tín chất lượng tốt và được nhiều người
tiêu dùng ưa thích thì hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó càng được biết đến rộng rãi hơn.
Thứ sáu, số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
Các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu càng nhiều thì phạm vi nhãn hiệu được biết đến rộng rãi càng lớn.
Thứ bảy, số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
Khi có nhiều quốc gia công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì càng chứng minh việc
nhãn hiệu đó có sức ảnh hưởng lớn đối với người tiêu dùng tại quốc gia đó.
Thứ tám, giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Chung quy lại, đó là giá trị của nhãn hiệu.
Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu càng tốt thì giá trị của nhãn hiệu càng tăng lên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì một nhãn hiệu được coi
là nổi tiếng nếu như đáp ứng các tiêu chí sau: số lượng người tiêu dùng, phạm vi lãnh thổ,
doanh số, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu, uy tín, số lượng quốc gia bảo hộ và công nhận, giá trị của nhãn hiệu.
Cơ sở xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, cụ thể là:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Tiêu chí thực tiễn sử dụng là tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận
là nhãn hiệu nổi tiếng. Điều đó xuất phát từ tính chất nổi tiếng của một nhãn hiệu,
khi qua quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu đó mới được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.
Từ những quy định của luật thì trên thực tế, để xác nhận một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng
thì cần có sự xem xét và công nhận của một trong ai cơ quan là: Tòa án và Cục sở hữu trí tuệ.
Tòa án và Cục sở hữu trí tuệ sẽ chỉ xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nhãn hiệu
nổi tiếng khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân theo từng việc cụ thể.
Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự
hoặc theo quyết định công nhận của Cục sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng
đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
thì hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng là:
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc
dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa,
dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự
và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa,
dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc
hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng
dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
>> Tham khảo bài viết: Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khác với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông thường được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ năm 2005,
sửa đổi bổ sung năm 2009 là các hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa,
dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Thì đối với nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần có hành vi sử dụng dấu hiệu trùng
hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa,
phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng là được coi là có hành vi xâm phạm.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại khoản 6 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
quy định về thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Theo đó:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn,
có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Như vậy, đối với nhãn hiệu thì thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn
và có thể gia hạn nhiều lần mỗi lần 10 năm.
Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì được bảo hộ dựa trên cơ sở thực tế
sử dụng nhãn hiệu mà không thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu chỉ cần thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí được
quy định tại điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
thì sẽ được bảo hộ theo cơ chế của nhãn hiệu nổi tiếng.
Hiện nay, không có quy định nào về thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Tuy nhiên, thông qua các quy định của pháp luật ta có thể thấy,
thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không cố định mà nó phụ thuộc
vào thời gian thực tế sử dụng nhãn hiệu.
Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ đến khi nào nhãn hiệu đó không thỏa mãn điều kiện
để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng,
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề Tất tần tật quy định về nhãn hiệu nổi tiếng .
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu là một lĩnh vực đang phát triển cực kì mạnh mẽ trong sở hữu trí tuệ.
Bằng việc giúp người tiêu dùng có quyết định lựa chọn những hàng hóa đa dạng
được chào bán trên thị trường, nhãn hiệu hàng hóa khuyến khích các chủ sở hữu
các nhãn hiệu duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm bán ra dưới nhãn hiệu
đó để đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng.
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
Vậy nhãn hiệu nổi tiếng là như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết Tất tần tật quy định về nhãn hiệu nổi tiếng dưới đây của Legalzone
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP
Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Theo quy định tại khoản 20 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng
thì nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Với quy định này, pháp luật đã đưa ra được phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu
phải trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, nếu một nhãn hiệu nổi tiếng trên phạm vi toàn thế giới mà không được
người tiêu dùng Việt Nam biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì nhãn hiệu đó
không được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại điều 75 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009
thì tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng bao gồm:
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Như vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì một nhãn hiệu được coi là
nổi tiếng nếu như đáp ứng các tiêu chí sau: số lượng người tiêu dùng, phạm vi lãnh thổ,
doanh số, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu, uy tín, số lượng quốc gia bảo hộ và công nhận,
giá trị của nhãn hiệu.
Tất tần tật quy định về nhãn hiệu nổi tiếng
Thứ nhất, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán,
sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
Việc xem xét về số lượng người tiêu dùng đã biết, đã sử dụng,…
đối với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu sẽ xác định được có bao nhiêu người tiêu dùng
đã biết đến nhãn hiệu, số lượng càng nhiều thì sức ảnh hưởng của nhãn hiệu đối
với người tiêu dùng càng lớn và ngược lại.
Thứ hai, phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
Xác định xem phạm vi lãnh thổ mà người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó có rộng hay không? Có thể trong phạm vi một hoặc nhiều quốc gia khác nhau.
Phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được biết đến càng rộng thì càng chứng tỏ sức ảnh hưởng của nó không chỉ trong phạm vi nội địa mà bao gồm cả quốc tế.
Thứ ba, doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
Doanh số từ việc bán hàng để biết rằng có được nhiều người tiêu dùng tin tưởng
và sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó hay không?
Doanh số bán hàng càng tăng thì càng chứng tỏ hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
đó được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Thứ tư, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
Khi người tiêu dùng sử dụng liên tục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
thì tức là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Thứ năm, uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Uy tín mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đem lại để xác định rằng chất lượng hàng hóa,
dịch vụ đó có được người tiêu dùng công nhận hay không?
Uy tín chất lượng tốt và được nhiều người tiêu dùng ưa thích thì hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó càng được biết đến rộng rãi hơn.
Thứ sáu, số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
Các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu càng nhiều thì phạm vi nhãn hiệu được biết đến rộng rãi càng lớn.
Thứ bảy, số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
Khi có nhiều quốc gia công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì càng chứng minh việc nhãn hiệu đó có sức ảnh hưởng lớn đối với người tiêu dùng tại quốc gia đó.
Thứ tám, giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
chung quy lại, đó là giá trị của nhãn hiệu. Chất lượng sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ mang nhãn hiệu càng tốt thì giá trị của nhãn hiệu càng tăng lên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì một nhãn hiệu được coi là
nổi tiếng nếu như đáp ứng các tiêu chí sau: số lượng người tiêu dùng, phạm vi lãnh thổ, doanh số, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu, uy tín, số lượng quốc gia bảo hộ và công nhận, giá trị của nhãn hiệu.
Cơ sở xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, cụ thể là:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Tiêu chí thực tiễn sử dụng là tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Điều đó xuất phát từ tính chất nổi tiếng của một nhãn hiệu, khi qua quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu đó mới được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.
Từ những quy định của luật thì trên thực tế, để xác nhận một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng thì cần có sự xem xét và công nhận của một trong ai cơ quan là: Tòa án và Cục sở hữu trí tuệ.
Tòa án và Cục sở hữu trí tuệ sẽ chỉ xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân theo từng việc cụ thể.
Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng đó sẽ được ghi nhận vào Danh mục nhãn hiệu nổi tiếng được lưu giữ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
thì hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng là:
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc
dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ,
kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự
và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng,
nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
>> Tham khảo bài viết: Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khác với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông thường được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 là các hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Thì đối với nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần có hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng là được coi là có hành vi xâm phạm.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Theo quy định tại khoản 6 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
quy định về thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo đó:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Như vậy, đối với nhãn hiệu thì thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần mỗi lần 10 năm.
Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì được bảo hộ dựa trên cơ sở thực tế sử dụng nhãn hiệu mà không thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Một nhãn hiệu chỉ cần thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí được quy định tại điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì sẽ được bảo hộ theo cơ chế của nhãn hiệu nổi tiếng. Hiện nay, không có quy định nào về thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Tuy nhiên, thông qua các quy định của pháp luật ta có thể thấy, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không cố định mà nó phụ thuộc vào thời gian thực tế sử dụng nhãn hiệu. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ đến khi nào nhãn hiệu đó không thỏa mãn điều kiện để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng,
Trên đây là bài viết tham khảo về chủ đề Tất tần tật quy định về nhãn hiệu nổi tiếng . Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng