Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Các văn bản pháp luật về đăng ký nhãn hiệu

Các văn bản pháp luật về đăng ký nhãn hiệu
Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và về đăng ký nhãn hiệu nói riêng khá đầy đủ, các quy định của các văn bản tương đối chặt chẽ, đồng bộ từ các quy định trong Hiến pháp đến các luật chuyên ngành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan… và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Legalzone sẽ trình bày qua bài viết dưới đây:

Các văn bản pháp luật về đăng ký nhãn hiệu

1. Văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

1.1 Văn bản quy định về đăng ký nhãn hiệu

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019);
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 04/2009/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

Văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm

  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư liên tịch 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
  • Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
  • Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Ngoài ra, còn các văn bản pháp luật về đăng ký nhãn hiệu bao gồm các Điều quốc tế liên quan đến đăng ký nhãn hiệu mà Việt Nam là thành viên và các văn bản pháp luật quốc gia quy định quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu khác.

Các văn bản pháp luật về đăng ký nhãn hiệu

2. Các điều ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu mà Việt Nam là thành viên

2.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Công ước Paris 1883 là một trong những công ước quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp được kí kết sớm nhất.

Với sự tham gia của 11 nước và kí kết vào ngày 20/3/1883.

Việt Nam đã tham gia công ước từ 08/03/1949.

2.2 Hệ thống Madrid (Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid)

Hệ thống Madrid về đăng ký nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước quốc tế là:

Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu 1891;  Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid 1989.

Nghị định thư Madrid sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 11/7/2006.

2.3 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Trips

Hiệp định Trips có hiệu lực với Việt Nam từ năm 2007. Hiệp định Trips là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu trí tuệ .

2.4 Hiệp định Việt Nam – Thụy Sĩ năm 1999 về sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế giữa:

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ.

Ký kết ngày 7 tháng 7 năm 1993.

2.5 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000

Ngày 13/07/2000 tại Washington, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (BTA) đã được ký kết; và có hiệu lực từ ngày10/12/2001. …

Các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ ; và Việt Nam được quyền tiếp cận rộng hơn thị trường viễn thông (cả thị trường vệ tinh), phân phối, dịch vụ tài chính và năng lượng, sở hữu trí tuệ…

2.6 Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Nice năm 1957

Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng trong đăng ký nhãn hiệu phân bổ:

Tất cả các chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh

Vào 45 nhóm, bao gồm 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ.

2.7. Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu theo Thỏa ước Vienne năm 1973

Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu phân bổ tất cả các yếu tố đồ họa của nhãn hiệu thành 29 loại, trong đó có 144 phân loại;  với 1.887 mục.

Hai bảng phân loại này luôn được doanh nghiệp lẫn các cơ quan nhãn hiệu quốc gia tham chiếu ; và vận dụng để tiến hành tra cứu các nhãn hiệu tương tự hoặc trùng lắp trong các hoạt động liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu.

2.8 Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Toàn bộ mục C của Chương 18 Hiệp định đối tác toàn diện;  và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Dành riêng cho các quy định liên quan đến nội dung nhãn hiệu áp dụng tại các nước thành viên.

Trên đây, là toàn bộ nhưng văn bản pháp lý Việt Nam ban hành và tham gia về đăng ký nhãn hiệu . Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Legalzone để được giải đáp thắc mắc.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục