Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND Hà Giang phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường

Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND Hà Giang phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường
Lĩnh vực luật: Thuế - Phí - Lệ phí
Thuộc tính văn bản
Số ký hiệu:
Đang cập nhật
Ngày ban hành:
22/03/2022
Loại văn bản:
Nghị quyết
Ngày có hiệu lực:
Đang cập nhật
Nguồn thu thập
Đang cập nhật
Ngày đăng công báo
Đang cập nhật
Cơ quan ban hành
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang
Người ký
Thào Hồng Sơn

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH HÀ GIANG

_________

Số: 01/2022/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Giang, ngày 22 tháng 3 năm 2022

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

Quy định về phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường; phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang

____________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

KHÓA XVIII – KỲ HỌP THỨ NĂM (CHUYÊN ĐỀ)

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Xét Tờ trình số 08/TTr-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 11/BC-BPC ngày 18 tháng 3 năm 2022 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Phạm vi điều chính, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chính:

Nghị quyết này quy định về phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường; phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định, cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Người nộp phí bao gồm các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường; đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

b) Tổ chức thu phí.

c) Tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Điều 2. Mức thu và chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí

1. Nội dung thu và mức thu: chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

2. Tổ chức thu phí

a) Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí đối với phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh phép môi trường phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định, cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

b) Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí đối với phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Quản lý và sử dụng phí

a) Quản lý phí: Tổ chức thu phí được trích để lại 80% trên tổng số tiền thu được để chi cho công tác thu phí, số thu 20% còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.

b) Sử dụng số tiền phí để lại: Số tiền phí để lại cho đơn vị tổ chức thu phí được chi cho các nội dung sau:

– Chi thuê phương tiện, thiết bị phục vụ công việc trong điều kiện cơ quan thẩm định không có hoặc không đủ để phục vụ công tác thẩm định;

– Chi phí tiền thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú khi đi công tác phục vụ thẩm định cho các thành viên Hội đồng thẩm định, Đoàn kiểm tra, Tổ thẩm định, đại biểu địa phương khác.

– Chi phí cho đại biểu và các thành viên Hội đồng thẩm định tham dự họp Hội đồng thẩm định, hội thảo khoa học phục vụ thẩm định;

– Chi cho bài viết nhận xét của thành viên Hội đồng thẩm định, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học được lấy ý kiến tham gia thẩm định;

– Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lượng, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định đã được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định);

– Chi phí in biên lai thu phí, văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, mua sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí;

– Chi khác (nếu có) theo quy định.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

2. Nghị quyết này bãi bỏ:

a) Phí thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi quy định tại Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 80/2017/NQ-HĐND ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt; phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

b) Nghị quyết số 73/2017/NQ-HĐND ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

c) Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII, Kỳ họp thứ Năm (Chuyên đề) thông qua ngày 22 tháng 3 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 4 năm 2022./.

 

Nơi nhận:

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;

– Ban Công tác đại biểu – UBTVQH;

– Bộ Tài chính;

– Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;

– TTr. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;

– Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang;

– Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII;

– Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH cấp tỉnh;

– TTr. HĐND, UBND các huyện, thành phố;

– VP: Tỉnh ủy; Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;

– Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh;

– Cổng TTĐT tinhrl TT Thông tin – công báo tỉnh;

– Lưu: VT, HĐND (1b).

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Thào Hồng Sơn

 

 

 

Phụ lục

NỘI DUNG THU VÀ MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG; PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG; PHÍ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 22/3/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

 

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG THU PHÍ

MỨC THU

A

THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I

Dự án đầu tư quy định tại điểm c và điểm đ khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường

 

1

– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô trung bình (trừ các dự án phát triển rừng, lâm sinh, nuôi trồng thủy sản theo phương pháp tự nhiên, quảng canh theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản), từ 50 ha đến dưới 100 ha;

– Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.

19.000.000/hồ sơ

2

– Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt) (Dưới 01 ha đối với khu bảo tồn thiên nhiên, dưới 01 ha vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển hoặc dưới 20 ha đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; dưới 20 ha đối với rừng tự nhiên hoặc dưới 50 ha rừng phòng hộ).

– Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt). (Dưới 05 ha đối với vùng đệm của di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng; dưới 03 ha đối với rừng tự nhiên hoặc dưới 20 ha rừng phòng hộ).

42.000.000/hồ sơ

STT

NỘI DUNG THU PHÍ

MỨC THU

3

Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa (Có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai).

6.000.000/hồ sơ

4

Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo, xây dựng công trình nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông). (Dưới 02 ha của khu di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt; dưới 10 ha của khu di sản thế giới hoặc thu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt)

23.000.000/hồ sơ

II

Dự án đầu tư quy định tại điểm d và điểm e khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường

 

5

– Dự án khai thác khoáng sản; dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

– Dự án có phát sinh nước thải từ 500 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm (từ 10.000 đến dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản).

23.000.000/hồ sơ

6

Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư từ 1.000 người đến dưới 10.000 người ở miền núi; từ 2.000 người đến dưới 20.000 người đối với vùng khác.

23.000.000/hồ sơ

B

THẨM ĐỊNH CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

I

Giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh

 

7

Cấp/cấp lại giấy phép môi trường

17.000.000/giấy phép

8

Điều chỉnh giấy phép môi trường

200.000/giấy phép

II

Giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp huyện

 

9

Cấp/cấp lại giấy phép môi trường

2.500.000/giấy phép

10

Điều chỉnh giấy phép môi trường

200.000/giấy phép

C

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

11

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

20.000.000/hồ sơ

 

 

 * Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư thuộc từ 02 nhóm dự án trở lên thì áp dụng mức phí thẩm định của nhóm dự án có mức thu cao nhất.

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung

Văn bản mới

Văn bản xem nhiều