Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Ngày nay, bên cạnh việc phát triển về quy mô, doanh thu, lợi nhuận,… thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng vào hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) để có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, khái niệm này còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Vậy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Sau đây, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin hữu ích về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp là gì?
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Từ khái niệm trên có thể thấy doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
Trách nhiệm xã hội là gì?
Tuy trách nhiệm xã hội đã được đưa vào các quy định của pháp luật Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về “trách nhiệm xã hội”.
Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn có thể thấy trách nhiệm xã hội là các cam kết của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội. Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cá nhân, tổ chức không chỉ khẳng định được vị thế, uy tín của mình với toàn thể xã hội mà còn thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng, từ đó giúp thúc đẩy quy mô, phạm vi kinh doanh của cá nhân, tổ chức đó.
Trách nhiệm xã hội thường bao gồm: trách nhiệm bảo vệ môi trường; bảo vệ văn hóa cộng đồng; đóng góp cho cộng đồng xã hội; thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trong xã hội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác trong xã hội,…
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm xã hội là tổng thể các hoạt động liên quan đến con người (bao gồm cá nhân, tổ chức trong cộng đồng và cá nhân, tổ chức khác ngoài cộng đồng) và các yếu tố khác cấu thành sự tồn tại và phát triển của xã hội (bao gồm môi trường, văn hóa,…)
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
Từ khái niệm “trách nhiệm xã hội”, có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility – CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông thường được thể hiện trên các khía cạnh sau:
– Khía cạnh kinh tế
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với đối tác và các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh.
+ Đối với người tiêu dùng: doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội và đảm bảo chất lượng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ khâu sản xuất đến tận tay người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự an toàn, thông tin về sản phẩm đồng thời phải kinh doanh với mức giá phù hợp với điều kiện kinh tế của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.
+ Đối với người lao động, phải đảm bảo chất lượng cuộc sống và cải thiện sức khỏe cho người lao động và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia. Trách nhiệm này của doanh nghiệp được thể hiện qua việc đóng bảo hiểm cho người lao động; trả phụ cấp hoặc trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật,…
+ Đối với đối tác, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vu này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, lợi nhuận đầu tư,…
– Khía cạnh pháp lý
Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định pháp luật liên quan đến việc cạnh tranh công bằng, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái,…Đây là cơ sở rất quan trọng để doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình.
– Khía cạnh đạo đức
Doanh nghiệp phải trả lương thỏa đáng và công bằng cũng như tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo và môi trường làm việc sạch sẽ để nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
– Khía cạnh nhân văn
Doanh nghiệp phải đóng góp cho xã hội thông qua việc nâng cao năng lực lãnh đạo của nhân viên và phát triển nhân cách, đạo đức của người lao động, từ đó góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa của công ty đồng thời thúc đẩy sự văn minh của xã hội.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp
Lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
-Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty cũng như mở rộng quy mô kinh doanh cũng như làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-Thu hút nguồn lao động giỏi, có năng lực nhằm tăng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt. Ngoài ra, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội còn giúp doanh nghiệp giữ chân được những nhân viên có chuyên môn, góp phần khằng định “sức mạnh mềm” của doanh nghiệp.
-Giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý trong công ty và các trách nhiệm khác trong xã hội.
-Đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp.
-Được hưởng các ưu đãi trong hoạt động kinh doanh từ nhà nước như: ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về việc thuê đất, sử dụng đất,…
Trên đây là thông tin Legalzone muốn cung cấp tới bạn đọc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
LEGALZONE COMPANY
Hotline tư vấn: 088.888.9366
Email: [email protected]
Website: https://legalzone.vn/
Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
———————————-
Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy
Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy
Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy
Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng