Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Những lỗi sai thường mắc phải khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Những lỗi sai thường mắc phải khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cụ thể là thương hiệu, nhãn hiệu, logo độc quyền của doanh nghiệp phải được nâng cao. Tuy nhiên, nếu không nắm chắc những kiến thức pháp luật trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp sẽ gặp những rắc rối và hệ lụy về sau. Dưới đây Công ty Luật TNHH Legalzone sẽ có những chia sẻ cụ thể về Những lỗi sai thường mắc phải khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến việc có kết quả đăng ký bị kéo dài, phải sửa lại nhiều.

Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức cung cấp cho khách hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố như thành phần; hương vị; chất lượng; …. tất cả đều được khách hàng biết đến và phân biệt thông qua nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích như:

  • Được Nhà nước bảo hộ nhãn hiệu. Chỉ cá nhân, tổ chức được chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu mới được quyền sở hữu nhãn hiệu. Cá nhân, tổ chức khác không là chủ sở hữu, không có quyền được sử dụng nhãn hiệu này.
  • Bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định là không bắt buộc. Tuy nhiên trong thị trường cạnh tranh, việc bị xâm phạm, sao chép nhãn hiệu là không hiếm. Khi bị cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu trùng lặp; hoặc nhãn hiệu gây nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, uy tín;…. cá nhân, tổ chức đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý.
  • Cá nhân, tổ chức sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng, nhượng quyền đối với nhãn hiệu.

Quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 :

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

  1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  2. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  3. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  4. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
  5. a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  6. b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
  7. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  8. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu về cơ bản cần có:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
  • 05 Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;
  • Bản đồ khu vực địa lý;
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.

Những lỗi sai thường mắc khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Những lỗi sai thường mắc khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Những lỗi sai thường mắc khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thực hiện sai quy trình đăng ký nhãn hiệu

Trước khi tung sản phẩm ra thị trường hoặc thành lập doanh nghiệp, thì các nhà đầu tư thường sẽ chú trọng các khâu như đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh, kiểm nghiệm sản phẩm, dịch vụ, làm mã số mã vạch, chạy quảng cáo thu hút khách hàng tiềm năng. Khi doanh nghiệp đã có “chỗ đứng” trên thị trường, tên thương hiệu, logo của doanh nghiệp đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, lúc đó doanh nghiệp mới tiến hàng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Tuy nhiên, lúc này nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể đã có người đăng ký trước, vậy khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu đó sẽ bị cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp văn bằng. Mặt khác, chính doanh nghiệp lại trở thành người lấy cắp nhãn hiệu của người khác và sẽ bị vi phạm bản quyền Sở hữu trí tuệ nếu doanh nghiệp vẫn dùng nhãn hiệu, logo đó cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Vậy nên hậu quả của vấn đề này rất nghiệm trọng đến uy tín, nhãn hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, đăng ký muộn ảnh hưởng đến việc kinh doanh, doanh thu, vốn mà doanh nghiệp đã nhọc công xây dựng bấy lâu. Không ít doanh nghiệp tiến hành mua lại nhãn hiệu của người đã đăng ký trước với số tiền rất lớn, hoặc nếu đối phương không muốn bán nhưng lại muốn doanh nghiệp thuê thương hiệu, thì mỗi tháng, mỗi năm doanh nghiệp phải trích từ doanh thu để tiến hành nộp tiền thuê nhãn hiệu đó. “Chậm chân” là thiệt, vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề này ngay khi thành lập doanh nghiệp.

Thiết kế logo bị trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ

Khi thiết kế logo nhãn hiệu doanh nghiệp phải tránh các trường hợp bị trùng, hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ. Nếu logo của doanh nghiệp mắc những sai lầm trên thì hồ sơ sẽ bị từ chối ngay khi thẩm định nội dung đơn.

Do đó việc khảo sát thị trường hoặc thiết kế ra nhãn hiệu độc đáo sẽ

Doanh nghiệp không tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu

Trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức phải tiến hành tra cứu nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó, để tránh trường hợp sau khi đăng ký mới phát hiện ra nhãn hiệu của doanh nghiệp mình bị trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó. Đối với trường hợp này thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp văn bằng cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đã mất một khoản chi phí và thời gian khá lớn cho việc xây dựng nhãn hiệu nhưng lại không thể sử dụng nó một cách hợp pháp. Ngoài ra khi bị từ chối, nếu muốn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ, phía doanh nghiệp sẽ mất thời gian nộp lại hồ sơ một lần nữa.

Vì vậy việc thực hiện tra cứu trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu là rất cần thiết.

Không phân biệt được tên công ty và nhãn hiệu

Một công ty có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu khác nhau. Ví dụ như Tập đoàn Vingroup có những nhãn hiệu như: Vincom, Vinhomes, Vincity – Bất động sản; Vinpearl – Dịch vụ, vui chơi, giải trí; Vinmart – Bán lẻ; VinFast – Công nghiệp nặng; Vinmec – Y tế; Vinschool – Giáo dục; VinEco – Nông nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư (tỉnh/thành phố) trong đó tên công ty không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký thì mới được cấp giấy chứng nhận. Còn đối với nhãn hiệu đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo luật Sở hữu trí tuệ thì Cục sở hữu trí tuệ mới tiến hành cấp Văn bằng nhãn hiệu cá nhân/tổ chức. Đây là hai cơ quan nhà nước khác nhau, có thẩm quyền cấp giấy tờ pháp lý trên hai lĩnh vực khác nhau. Vậy nên tên công ty và nhãn hiệu là 2 hai niệm khác nhau, các cá nhân/tổ chức nên lưu ý vấn đề này.

Để được hướng dẫn cụ thể hoặc tìm kiếm đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Công ty TNHH Legalzone.

Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ tại công ty Luật TNHH Legalzone

Dịch vụ tư vấn tại Legalzone
Dịch vụ tư vấn tại Legalzone

Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả, khác biệt:

  •  Các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn và giám sát chặt chẽ sát sao tiến độ công việc, hồ sơ của quý khách hàng
  •  Các hồ sơ, vụ việc sẽ được chuyên viên đánh giá, tra cứu, thực hiện đúng thực tế
  •  Mọi chi phí, kế hoạch triển khai được thông báo, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng, không phát sinh thêm chi phí
  •  Công ty Luật TNHH Legalzone luôn bám sát tiến độ công việc và cập nhật với quý khách hàng tận tâm, thường xuyên, kịp thời.
  •  Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.
  •  Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất

Trên đây là những chia sẻ về hồ sơ thủ tục và cách thức đăng ký nhãn hiệu và mô tả nhãn hiệu. Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu tư vấn về sở hữu trí tuệ có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Legalzone tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi.

==>> Xem thêm:

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÁC PHẨM THỂ HIỆN DƯỚI DẠNG KÝ TỰ KHÁC

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BÀI GIẢNG, BÀI PHÁT BIỂU VÀ BÀI NÓI KHÁC

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÁC PHẨM ÂM NHẠC

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÁC PHẨM BÁO CHÍ

Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền cho buổi biểu diễn

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU

Quyền đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục