Đầu tư tài chính

Bảng cân đối kế toán là gì? Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán như thế nào?

bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là gì? Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này để tìm hiểu thêm.

Khái niệm Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Tác dụng của Bảng cân đối kế toán

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tham khảo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;

– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;

– Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.

Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.

Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần

bảng cân đối kế toán

Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán

Kết cấu của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.

– Đối với phần tài sản:

  • Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. 
  • Bao gồm: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

– Đối với phần nguồn vốn

  • Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lí phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
  • Bao gồm: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Cơ sở dữ liệu, trình tự lập Bảng cân đối kế toán

Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;

– Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;

– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).

Trình tự lập bảng cân đối kế toán gồm 6 bước:

Bước 1: Kiểm tra tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (NVKTPS) trong kỳ.

Bước 2: Tạm khóa sổ kế toán, đối chiếu số liệu từ các sổ kế toán liên quan.

Bước 3: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian và khóa sổ kế toán chính thức.

Bước 4: Lập Bảng cân đối số phát sinh tài khoản.

Bước 5: Lập Bảng cân đối kế toán theo mẫu B01 – DN

Bước 6: Kiểm tra và ký duyệt

Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán

Phân tích Bảng cân đối kế toán

Phương pháp so sánh ( là phương pháp được sử dụng chủ yếu, phải có ít nhất hai chỉ tiêu, các  chỉ  tiêu khi so sánh với nhau phải đảm bảo thống nhất về nội dung  kinh  tế,  về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường)

Phương pháp tỷ lệ ( dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại  lượng  tài chính)

Phương pháp cân đối (thực hiện việc mô tả, đọc và phân tích các hiện tượng kinh tế có quan hệ cân đối với nhau)

Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán

Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng cân đối kế toán.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua khả năng thanh toán.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về bảng cân đối kế toán. Để thêm thông tin chi tiết và được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn. Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn: 088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.com/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Related Posts