Luật dân sự

Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

Khi giao dịch dân sự vô hiệu khiến cho nhiều trường hợp các chủ thể không liên quan khác bị ảnh hưởng quyền lợi. Vậy pháp luật dân sự có quy định như thế nào về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu? Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Legalzone xin đưa ra ý kiến về vấn đề này như sau: 

Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như thế nào ?

Các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự sẽ vô hiệu khi thuộc các trường hợp sau đây: 

– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

– Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

– Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

Người thứ ba ngay tình là người xác lập giao dịch dân sự khác liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu hoặc có liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập giao dịch dân sự vô hiệu thực hiện mà không biết về những giao dịch dân sự đó là trái pháp luật hoặc vô hiệu.

Đối với tài sản không phải đăng ký

– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực.

– Giao dịch dân sự với người thứ ba sẽ không có hiệu lực trong trường hợp:

+ Người chiếm hữu ngay tình (người thứ ba ngay tình) có được động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản

+ Nếu trường hợp hợp đồng nêu trên là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu tài sản không phải đăng ký có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký

Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

– Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký

Đối với trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Quyền của chủ sở hữu tài sản đối với người thứ ba ngay tình

Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo các trường hợp trên nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Trên đây là nội dung tư vấn về Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Hãy liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd