Cách xử lý việc cản trở cung cấp thông tin trong công tác phòng chống rửa tiền là gì?
Nội dung chính
Các hành vi cản trở việc cung cấp thông tin trong công tác phòng chống rửa tiền bị nghiêm cấm theo Luật phòng, chống rửa tiền 2022. Các hành vi này bao gồm việc tổ chức, tham gia hoặc trợ giúp rửa tiền, thiết lập tài khoản vô danh, thiết lập quan hệ với ngân hàng vỏ bọc và cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt. Hành vi này sẽ bị xử lý bằng mức phạt hành chính từ 150.000.000 đến 250.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu án phạt từ 01 năm đến 10 năm tù. Rửa tiền là hành vi hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội.
Cản trở việc cung cấp thông tin trong công tác phòng chống rửa tiền bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, Legalzone giải đáp như sau:
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền
Theo Điều 8 Luật phòng, chống rửa tiền 2022, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền bao gồm:
(1) Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện, trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền.
(2) Thiết lập, duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.
(3) Thiết lập, duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc.
(4) Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng.
(5) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(6) Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
(7) Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
Như vậy, hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền theo quy định tại (6).
2. Cản trở việc cung cấp thông tin trong công tác phòng, chống rửa tiền bị xử lý thế nào?
2.1. Mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 46 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 143/2021/NĐ-CP), hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.
Lưu ý: Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).
2.2. Khung hình phạt đối với hành vi vi phạm
Nếu cá nhân có hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền theo điểm c khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền với khung hình phạt như sau:
* Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
* Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các trường hợp sau đây:
(i) Có tổ chức;
(ii) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
(iii) Phạm tội 02 lần trở lên;
(iv) Có tính chất chuyên nghiệp;
(v) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
(vi) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
(vii) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
(viii) Tái phạm nguy hiểm.
* Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm đối với các trường hợp sau đây:
(i) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
(ii) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
(iii) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
Mặt khác, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Cụ thể, tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.
(Khoản 1, 2 Điều 3 Luật phòng, chống rửa tiền 2022).
Nguyễn Thị Hoài Thương
Câu hỏi:
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền là gì?
Trong công tác phòng, chống rửa tiền, có những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Trả lời: Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống rửa tiền bao gồm: tổ chức, tham gia hoặc trợ giúp thực hiện hành vi rửa tiền, thiết lập tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả, thiết lập quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc, cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền, đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.
2. Các hành vi cản trở việc cung cấp thông tin trong công tác phòng, chống rửa tiền bị xử lý như thế nào?
Hành vi cản trở việc cung cấp thông tin trong công tác phòng, chống rửa tiền bị xử lý như thế nào?
Trả lời: Hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền 2022. Theo đó, hành vi này có thể bị áp dụng mức phạt hành chính từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân. Ngoài ra, nếu hành vi này nằm trong các điều kiện quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cá nhân có thể bị kỷ luật hình sự với khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm hoặc từ 05 năm đến 10 năm tù, và còn có thể bị phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng