Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Nghỉ việc đúng luật nhằm đảm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động ở một công ty; hai bên  phải lường trước những rủi ro trước khi xin nghỉ việc. Để cho nhân viên nghỉ việc như thế nào là đúng luật và không xảy ra tranh chấp với người lao động thì bài viết dưới đây của Công ty Luật Legalzone sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ.

Chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động

Như thế nào là nghỉ việc đúng luật?

Nghỉ việc đúng luật là việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động tuân theo quy định của pháp luật và không trái pháp luật. Theo đó việc nghỉ việc đúng luật được quy định tại Điều 34 Bộ Luật lao động 2019; đó là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Bộ Luật lao động 2019; người sử dụng lao động cho nhân viên nghỉ việc đúng luật khi nằm trong các trường hợp sau:

·         Hết hạn hợp đồng; trừ trường hợp phải gia hạn đối với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

·         Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

·         Người lao động vi phạm quy định của Bộ luật hình sự.

·         Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

·         Khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

·         Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật lao động 2019.

·         Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp động lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ Luật lao động 2019.

·         Khi cho người lao động thôi việc theo quy định của Bộ luật lao động.

Cho nhân viên thôi việc trái luật hậu quả pháp lý như thế nào?

Chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động

Cho nhân viên thôi việc trái luật là hành vi chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động buộc nhân viên nghỉ ngang hoặc cho nghỉ mà không thông báo với người lao động. Hậu quả pháp lý mà hành vi này mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động và cả người sử dụng lao động:

·         Người sử dụng lao động phải nhận nhân viên trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.

·          Phải trả tiền lương; đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày nhân viên không được làm việc và phải trả thêm cho nhân viên một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.

·         Trường hợp nhân viên không muốn tiếp tục làm việc hoặc người sử dụng lao động không muốn nhận lại nhân viên thì được áp dụng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 41 Bộ Luật lao động 2019.

·         Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ Luật lao động 2019.

Xem thêm: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệp

Trình tự giải quyết cho nhân viên nghỉ việc đúng luật

Bước 1: Người sử dụng lao động chứng minh được lỗi của người lao động

Người lao động bị người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải khi vi phạm các trường hợp được quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2019.

Bước 2: Tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật

·         Thành phần tham gia: người lao động; người sử dụng lao động; tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

·         Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản.

Bước 3: Ra quyết định xử lý kỷ luật lao động

Thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động: là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Quyết định xử lý kỷ luật lao động được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm và các trường hợp khác được quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ Luật lao động 2019.

Hồ sơ xử lý kỷ luật

Bản tường trình của người lao động;

Các tài liệu; chứng cứ có liên quan như: biên bản xảy ra sự việc; các hóa đơn; chứng từ cũng các tài liệu khác;

Hồ sơ bổ sung khi người lao động vắng mặt trong cuộc họp xử lý kỷ luật; nghỉ việc có lý do chính đáng;…

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của công ty

Chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động

Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp. Các trường hợp này được quy định cụ thể ở Điều 36 Bộ luật lao động 2019 bao gồm:

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;

Người lao động bị ốm đau; tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe bình phục; người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

Do thiên tai; hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất; giảm chỗ làm việc;

Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng;

Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên;

Người lao động cung cấp không trung thực thông tin cá nhân khi ký hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.

Nội dung quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

Người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động đối với các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019 điều chỉnh như sau:

Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ thời hạn từ 12 – 36 tháng;

Ít nhất 03 ngày đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong 02 trường hợp sau:

Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;

Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải bồi thường không

Nghĩa vụ của công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp

Chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động;

Thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động;

Trách nhiệm khác: hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm; cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động.

Nghĩa vụ công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết;

Trả tiền lương; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; trợ cấp thôi việc;

Công ty bồi thường cho người lao động

Đối với trường hợp công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; thì ngoài những chi phí liên quan đến quyền lợi người lao động và trợ cấp thôi việc thì công ty phải bồi thường thêm cho người lao động.

Xem thêm: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói – Hotline: 0888889366

Công ty bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Căn cứ theo Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 thì nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương; đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc; thì ngoài khoản tiền bồi thường; người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý; thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc; hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp không còn vị trí; công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường; hai bên thương lượng để sửa đổi; bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Trên đây là một số thông tin Legalzone muốn chia sẻ tới bạn đọc về Các trường hợp doanh nghiệp được phép cho người lao động, và hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời tư vấn.

Xin cảm ơn!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultancy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục