Các loại giấy phép con

Chứng chỉ giám sát cấp thoát nước

Ngày nay việc sở hữu Chứng chỉ giám sát cấp thoát nước là việc vô cùng quan trọng đối với những người hoạt động trong ngành xây dựng. Vậy thời hạn chứng chỉ hành nghề  xây dựng là bao lâu, thi sát hạch chứng chỉ hành nghề ở đâu? Hãy liên hệ với Legalzone

Chứng chỉ giám sát cấp thoát nước

Chứng chỉ giám sát cấp thoát nước theo quy định pháp luật

Căn cứ pháp luật

Điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân khi xét, cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựngThông tư 17/2021/TT-BXD quy định về một số nội dung về hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

 Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/03/2021), cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:

Một là, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Hai là, có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

– Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

– Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên (trước đây quy định là từ 05 năm trở lên);

– Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên (trước đây quy định là từ 03 năm trở lên) đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên (trước đây quy định từ 05 năm trở lên) đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

Ba là, đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Đồng thời, quy định cụ thể về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

1. Khảo sát xây dựng: Đối với khảo sát địa hình thì chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan; đối với khảo sát địa chất công trình thì chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

2. Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

3. Thiết kế xây dựng:

– Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

– Thiết kế cơ – điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

– Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước;

– Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

– Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

– Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

– Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

4. Giám sát thi công xây dựng: Đối với giám sát công tác xây dựng công trình thì chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình; đối với giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình thì chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

5. Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng

Trả lời: Căn cứ theo quy định tại: Điều 80 Nghị định 15/2021/NĐ-CP Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Nộp hồ sơ ở đâu?

Trả lời:

– Đối với chứng chỉ định giá xây dựng hạng 1: Nộp hồ sơ tại Bộ xây dựng;

– Đối với chứng chỉ định giá xây dựng hạng 2, 3 Nộp tại Sở xây dựng cấp tỉnh/huyện.

3. Nộp hồ sơ bằng cách nào?

Trả lời: Có hai cách nộp hồ sơ:

Qua đường bưu điện hoặc Nộp trực tiếp.

4. Lệ phí nộp hồ sơ là bao nhiêu?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 172/2016/TT-BTC

– Đối với cá nhân là 300.000 đồng.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi những vấn đề pháp lý liên quan đến  Chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 2, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệ.

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Tòa nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Email: [email protected].

Hotline: 0888889366.

Fanpage: Công ty Luật Legalzone.

 

Related Posts