Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng

Chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng

Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng là gì? quy định hiện hành như thế nào? Hãy cùng công ty Legalzone. tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Chứng chỉ hành nghề chỉ huy trưởng

Khái niệm

Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu (sau đây gọi chung là chỉ huy trưởng) là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một công trình hoặc gói thầu cụ thể.

Cơ sở pháp lý

Luật Xây dựng 50/2014/QH13 của quốc hội.

Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng

Theo quy định tại Điều 74 nghị định 15/2021/NĐ-CP:

Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;

Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;

Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;

b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;

c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã tham gia thi công xây dựng.

Như vậy, để có thể làm chỉ huy trưởng công trường thì hoặc là bạn có chứng chỉ hành nghề giám sát hoặc là có kinh nghiệm chỉ huy trưởng (hạng I, hạng II), kỹ thuật thi công (đối với hạng III) là được.

Nếu không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng thì chỉ huy trưởng phải làm một bản kê khai kinh nghiệm, đóng dấu xác nhận của chủ đầu tư hoặc của công ty để chứng minh kinh nghiệm. Điều này khá là rườm rà. Nên đa số chỉ huy trưởng công trường mà mình gặp, họ chỉ cần trình chứng chỉ hành nghề giám sát của họ phù hợp với loại, cấp công trình đang làm chỉ huy trưởng ra là xong.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Chỉ huy trưởng là ai?

Trả lời: Theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì: Chỉ huy trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể.

2. Chứng chỉ hành nghề xây dựng được quản lý như thế nào?

Trả lời: Theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì:

Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:

a) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VII Nghị định này; b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.

3. Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình được thiết kế cơ – điện công trình không?

Trả lời: Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP Muốn chuyển sang thiết kế cơ – điện công trình phải có chuyên ngành về lĩnh vực này, cụ thể bạn phải thực hiện thủ tục mở rộng phạm vi hoạt động xây dựng (cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ – điện công trình).

Theo đó trong phần phạm vi hoạt động chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình của bạn sẽ phải có thêm thiết kế cơ – điện công trình.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục