Các loại giấy phép con

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết tư vấn về trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1. 

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 là bản đánh giá vắn tắt, rút gọn của Bộ Xây Dựng cấp cho các tổ chức, công ty đủ điều kiện được hoạt động xây dựng trên toàn quốc. Chứng chỉ năng lực xây dựng là thủ tục, cơ sở pháp lý đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Nghị định 15/2021/NĐ-CP không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không được tham gia đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình khiến các doanh nghiệp đau đầu.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1

Theo quy định tại Điều 76 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ hành nghề, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

b) 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

c) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng, gia hạn chứng chỉ hành nghề;

đ) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;

e) Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;

g) Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

h) Các tài liệu theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

KÍ HIỆU NƠI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

STT Nơi cấp Kí hiu STT Nơi cấp Kí hiệu
I Đối với chứng chỉ do Bộ Xây dựng cấp
1 Bộ Xây dựng BXD      
II Đi với chứng chỉ hạng II, hạng III do Sở Xây dựng cấp
1 An Giang ANG 33 Kon Tum KOT
2 Bà Rịa – Vũng Tàu BRV 34 Lai Châu LAC
3 Bắc Giang BAG 35 Lâm Đồng LAD
4 Bắc Kạn BAK 36 Lạng Sơn LAS
5 Bạc Liêu BAL 37 Lào Cai LCA
6 Bắc Ninh BAN 38 Long An LOA
7 Bến Tre BET 39 Nam Định NAD
8 Bình Định BID 40 Nghệ An NGA
9 Bình Dương BDG 41 Ninh Bình NIB
10 Bình Phước BIP 42 Ninh Thuận NIT
11 Bình Thuận BIT 43 Phú Thọ PHT
12 Cà Mau CAM 44 Phú Yên PHY
13 Cao Bằng CAB 45 Quảng Bình QUB
14 Cần Thơ CAT 46 Quảng Nam QUN
15 Đà Nẵng DNA 47 Quảng Ngãi QNG
16 Đắk Lắk DAL 48 Quảng Ninh QNI
17 Đắk Nông DAN 49 Quảng Trị QTR
18 Điện Biên DIB 50 Sóc Trăng SOT
19 Đồng Nai DON 51 Sơn La SOL
20 Đồng Tháp DOT 52 Tây Ninh TAN
21 Gia Lai GIL 53 Thái Bình THB
22 Hà Giang HAG 54 Thái Nguyên THN
23 Hà Nam HNA 55 Thanh Hóa THH
24 Hà Nội HAN 56 Thừa Thiên Huế TTH
25 Hà Tĩnh HAT 57 Tiền Giang TIG
26 Hải Dương HAD 58 TP.Hồ Chí Minh HCM
27 Hải Phòng HAP 59 Trà Vinh TRV
28 Hậu Giang HAG 60 Tuyên Quang TUQ
29 Hòa Bình HOB 61 Vĩnh Long VIL
30 Hưng Yên HUY 62 Vĩnh Phúc VIP
31 Khánh Hòa KHH 63 Yên Bái YEB
32 Kiên Giang KIG 64 Chứng chỉ do Hội nghề nghiệp cấp Bộ Xây dựng quy định cụ thể

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Theo quy định tại Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chuyên môn phù hợp với từng loại chứng chỉ như sau:

1. Khảo sát xây dựng:

a) Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

b) Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

2. Thiết kế quy hoạch xây dựng:

Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

3. Thiết kế xây dựng:

a) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

b) Thiết kế cơ – điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt;

c) Thiết kế cấp – thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp – thoát nước,

d) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

đ) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu – hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

e) Thiết kế xây dựng công trình cấp nước – thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

g) Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

4. Giám sát thi công xây dựng:

a) Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

5. Định giá xây dựng:

Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:

Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề gồm:

1. Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I.

2. Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III:

3. Tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng có phạm vi hoạt động trong cả nước được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là thành viên của mình khi đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.

Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề

Theo quy định tại điều 79 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:

1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề quyết định.

3. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thành lập bao gồm:

a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Ủy viên thường trực là công chức, viên chức của cơ quan này;

c) Các Ủy viên tham gia hội đồng là những công chức, viên chức có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề, các chuyên gia có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực xét cấp chứng chỉ hành nghề trong trường hợp cần thiết.

4. Thành phần hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề do tổ chức xã hội – nghề nghiệp thành lập bao gồm;

a) Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo của tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

b) Các ủy viên hội đồng là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

5. Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, theo quy chế do Chủ tịch hội đồng quyết định ban hành.

Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề

Được quy định tại Điều 77 Nghị định 15/2021/NĐ-CP:

.Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông báo kết quả xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, thời gian, địa điểm sách hạch trước thời gian tổ chức sát hạch ít nhất 03 ngày làm việc.

3. Nội dung sát hạch bao gồm phần câu hỏi về kiến thức pháp luật và phần câu hỏi về kiến thức chuyên môn. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề còn thời hạn sử dụng thi khi tham dự sát hạch được miễn nội dung về kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực hành nghề ghi trên chứng chỉ.

Cá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì không yêu cầu sát hạch.

4. Kết quả sát hạch được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề.

5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm bố trí địa điểm tổ chức sát hạch đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

6. Cá nhân thực hiện nộp chi phí khi tham gia sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Việc thu, nộp, quản lý sử dụng chi phí sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Tra cứu chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân ở đâu?

Trả lời: Truy cập vào website https://www.nangluchdxd.gov.vn.

2. Các trường hợp phải thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng

Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 98 Luật xây dựng 2014 có quy định trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;

c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

3.Nộp hồ sơ bằng cách nào?

Trả lời: Có hai cách nộp hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc Nộp trực tiếp.

Trên đây là bài viết tư vấn của Legalzone.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Tòa nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Email: [email protected].

Hotline: 0888889366.

Fanpage: Công ty Luật Legalzone.

Related Posts