Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. LegalZone xin tư vấn về Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (chủ sở hữu còn phải thực hiện quy định chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế). Vậy chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ được phân biệt như thế nào?

Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn), là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng – thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử dụng – thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là:

  • Hợp đồng độc quyền
  • Hợp đồng không độc quyền
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là Bộ luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là những điều khoản không thể thiếu được. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp không thể giao kết được.

Ngoài ra, có những điều khoản không phải là điều khoản cơ bản đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nhưng các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của hợp đồng đó.

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là:

Căn cứ chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

  • Căn cứ chuyển nhượng là căn cứ về việc bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng. Bao gồm các thông tin về: Tên sáng chế; Số văn bằng; Ngày cấp văn bằng; Chủ sở hữu văn bằng; Cơ quan cấp bằng
  • Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng cần dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được cấp

Tham khảo: Bảo hộ bí mật kinh doanh

Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Bao gồm gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

  • Về quyền sử dụng: hai bên thỏa thuận về quyền sử dụng của bên nhận chuyển giao, phạm vi sử dụng của bên nhận chuyển giao, đưa ra các trường hợp hạn chế sử dụng
  • Giới hạn lãnh thổ: là quốc gia nơi bên chuyển giao được sử dụng, có thể một hoặc nhiều quốc gia trong số các quốc gia mà đối tượng bảo hộ được bảo hộ.

Thời hạn hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Bao gồm thời hạn chuyển quyền sử dụng và thỏa thuận về gia hạn sử dụng hoặc kết thúc việc sử dụng trước thời hạn.

Giá chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

  • Bao gồm: giá, thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán, thông tin thanh toán và thỏa thuận về chậm thanh toán
  • Xử lí trong trường hợp chậm thanh toán do các bên thỏa thuận về thời gian chậm thanh toán, lãi suất trả trong thời gian chậm, phạt hợp đồng.

Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Hai bên thỏa thuận với nhau về trách nhiệm đăng kí chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là:

  • Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp
  • Điều khoản về hiệu lực hợp đồng
  • Điều khoản phạt vi phạm: các bên có thể cân nhắc thỏa thuận các chế tài khi vi phạm hợp đồng. Bạn có thể đọc bài viết Các chế tài thương mại của chúng tôi.

Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Khi tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, các bên còn có thể thoả thuận thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Các điều khoản thông thường của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là:

  • Cam kết và bảo đảm hợp đồng
  • Điều khoản về bảo mật thông tin
  • Điều khoản về cải tiến kỹ thuật đối với đối tượng chuyển nhượng
  • Điều khoản về chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng
  • Điều khoản về cách thức thông báo giữa các bên trong hợp đồng liên quan tới hợp đồng
  • ….

Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực:

Trên thực tế, có những hợp đồng bị vô hiệu dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng không được giải quyết thông qua tòa án cũng như các cơ quan pháp luât khác. Khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, bạn cần lưu ý cần đảm bảo các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, xin mời xem bài viết Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực của chúng tôi.

So sánh Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

 

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Khái niệm

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.


(Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. (Khoản 1 điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Đối tượng

Quyền sở hữu

Quyền sử dụng

Bản chất

Hình thức mua bán: Các quyền sở hữu trí tuệ được chuyển từ người nhượng quyền (bán) sang người tiếp nhận quyền (người mua). Đây là hình thức giao dịch một lần, giá thỏa thuận.

Chuyển giao quyền sử dụng (li xăng) Người cấp li-xăng vẫn tiếp tục sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm công nghệ mà chỉ cho phép người nhận li-xăng được sử dụng 1 hoặc nhiều quyền sở hữu trí tuệ.

Hợp đồng

+ Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).


+ Nội dung hợp đồng:


1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;


2. Căn cứ chuyển nhượng;


3. Giá chuyển nhượng;


4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.


 


 

+ Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)


+ Phân loại:


  1. Hợp đồng độc quyền
  2. Hợp đồng không độc quyền
  3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp

+ Nội dung:


a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;


b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;


c) Dạng hợp đồng;


d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;


đ) Thời hạn hợp đồng;


e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;


g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Hạn chế chuyển giao

+ Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.


+ Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.


+ Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.


+ Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.


+ Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

+ Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.


+  Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.


+  Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.


+  Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.


+ Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.

Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.


Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Trường hợp riêng

 

Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế (Li-xăng bắt buộc).

Ý nghĩa của việc phân biệt chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng

Việc phân biệt giữa chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu là vô cùng quan trọng nhằm xác định ai có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và đánh thuế.


 


 

Liên hệ với LegalZone ngay nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bạn nhé!

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký