Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

Đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

Công nghệ phần mềm là ngành công nghệ được chú trọng và phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ tối đa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu phần mềm. Bên cạnh đó cũng hạn chế được những tranh chấp phát sinh. Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết tư vấn về đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

Đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm theo quy định pháp luật

Phần mềm là gì?

Phần mềm theo quy định về sở hữu trí tuệ thuộc Loại hình Chương trình máy tính, được tạo ra bởi chính tác giả và là một trong nhiều đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Phần mềm máy tính được thể hiện dưới dạng mã nguồn, các mã code cài đặt chương trình gồm các lệnh, các mã, lược đồ hoặc dưới bất cứ dạng nào khác tùy thuộc giúp người đọc có thể dễ dàng sử dụng, ứng dụng để quản lý, tìm kiếm, giải trí, học tập giáo dục,….trong các lĩnh vực mà người dùng có mục đích sử dụng. Vậy đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm như thế nào? 

Các chương trình máy tính phổ biến hiện nay:

  • Chương trình ứng dụng chạy được trên máy vi tính (PC, laptop)
  • Ứng dụng (application) chạy trên thiết bị di động (smartphone, tablet) sử dụng hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone.
  • Ứng dụng hệ thống sử dụng cho các thiết bị số khác (như máy POS, hệ thống máy móc điều khiển tự động, máy định vị GPS,…)

Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?

Mục đích khi các tác giả (hoặc chủ sở hữu quyền tác giả) tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền và hồ sơ kèm theo tại Cục bản quyền tác giả (cov.gov.vn) là để ghi nhận các thông tin về tác giả và phần mềm.

Mặc dù việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả nhưng đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định quyền sở hữu đối với phần mềm đó.

Khi xảy ra tranh chấp, việc chứng minh ai là người tạo ra phần mềm trước rất khó khăn. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả trở thành căn cứ để xác lập quyền tác giả cho bạn. Do đó, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.

Nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm:

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm sẽ được nộp, thụ lý, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận bởi Cục Bản quyền tác giả Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch).

Tham khảo đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Hồ sơ cần thiết để đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm

– Trước tiên, sản phẩm phần mềm của Quý khách hàng cần phải được hoàn thiện hoàn chỉnh để tiến hành đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước, cần xác định rõ đối tượng nào là chủ sở hữu và đối tượng nào là tác giả của sản phẩm phần mềm, sau đó cần chuẩn bị các giấy tờ tương ứng cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký.

+ Tác giả là cá nhân, là người đóng góp hoàn thiện nên tác phẩm, quyền của tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, tác giả có thể là một cá nhân hoặc nhiều cá nhân.

+ Chủ sở hữu là đối tượng có toàn bộ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tác phẩm phần mềm, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, tổ chức.

– Trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu quy định);

+ Giấy cam đoan của tác giả về tác phẩm và nội dung có trong tác phẩm;

+ Bản sao, chứng thức CMND của tác giả;

+ 02 Bản in tác phẩm (gồm một phần in mã code và một số hình ảnh giao diện);

+ 02 Bản ghi đĩa CD (chứa sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể là toàn bộ mã code lập trình hoặc bộ cài đặt của phần mềm).

– Trong trường hợp tác giả là cá nhân, chủ sở hữu là pháp nhân/ tổ chức cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu quy định)

+ Giấy cam đoan của tác giả về tác phẩm và nội dung có trong tác phẩm.

+ Bản sao, chứng thức CMND của tác giả.

+ Bản sao, chứng thực Giấy chứng nhận ĐKKD Công ty.

+ Cơ sở phát sinh quyền sở hữu (tủy thuộc): Hợp đồng thuê thiết kế/hoặc Quyết định giao nhiệm vụ/ hoặc các giấy tờ khác.

+ 02 Bản in tác phẩm (gồm một phần in mã code và một số hình ảnh giao diện)

+ 02 Bản ghi đĩa CD (chứa sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể là toàn bộ mã code lập trình hoặc bộ cài đặt của phần mềm).

+ Các giấy tờ liên quan (nếu có).

Thời gian xử lý và quy trình xử lý đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm: 

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm sẽ được thụ lý tại phòng đăng ký Cục bản quyền tác giả, sau đó sẽ được phân chuyên viên xử lý hồ sơ, sau đó tới trưởng phòng xét duyệt hồ sơ và cuối cùng là Phó Cục trưởng/ Cục trưởng ký Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.

Từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn Cục bản quyền tác giả sẽ có kết quả Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp hồ sơ có thiếu xót cần khắc phục, thời gian xử lý hồ sơ sẽ bị kéo dài hơn.

Chi phí & thời gian

Chi phí đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Số lượng hồ sơ;
  • Độ khó của hồ sơ;
  • Thời gian thực hiện;

Giá tham khảo: 3.000.000VNĐ

Thời hạn thẩm định của cơ quan nhà nước cho việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm thông thường là: 15-30 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ. Trường hợp từ chối cấp, Cục Bản Quyền sẽ ra thông báo từ chối bằng văn bản.

Trên đây là bài viết tư vấn về đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềmLiên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ

Phần mềm quản lý

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký