Tin tức

Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là gì? Quy chế tiến hành thực hiện như thế nào là đúng, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hình khối được bảo hộ.Thời hạn qui định cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là 12 tháng.Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm và có thể gia hạn bảo hộ nhiều lẫn, mỗi lần 10 năm

  1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;

– Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;

– Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;

– Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;

– Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

  1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;

– Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

– Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;

– Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

– Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

– Trên cơ sở những thông tin, giấy tờ, tài liệu Quý khách hàng cung cấp, Legalzone sẽ tiến hành xử lý, hoàn thiện hồ sơ nộp đơn đăng ký Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của Quý khách hàng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá (làm theo mẫu)
  2. Mẫu nhãn hiệu
  3. Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)
  4. Qui chế sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể
  5. Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế – 01 bản
  6. Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu nhãn hiệu chứa đựng các thông tin đó – 01 bản ]
  7. Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng…
  8. Chứng từ nộp lệ phí – 01 bản
  9. Yêu cầu: Đối với Tờ khai:

– Phần mô tả nhãn hiệu phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tỗ cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

– Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bầy dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó;

– Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả rập hoặc chữ số La mã thì phải dịch ra chữ số ả rập;

– Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

– Phần khai các danh mục sản phẩm, dịch vụ phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêu trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế các sản phẩm dịch vụ ( theo Thoả ước Nixơ)

– Đối với mẫu nhãn hiệu: phải được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ mầu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bầy đúng mầu sắc cần bảo hộ.

  1. Các dấu hiệu không được bảo hộ:

– Hình, hình học đơn giản, chữ số, chữ cái.

– Biểu tượng, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ.

– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ.

– Dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của Việt Nam, các tổ chức quốc tế.

– Tên gọi, hình vẽ, biểu tượng tương tự với quốc kỳ, quốc huy, danh nhân, địa danh của Việt Nam cŨng như nước ngoài.

  1. Thông tin yêu cầu
  2. Ðịa chỉ, điện thoại, Fax của Công ty/cá nhân có Nhãn hiệu xin đăng ký, phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Ghi chú màu sắc của Nhãn hiệu nếu màu sắc cũng là yếu tố xin bảo hộ.
  4. Giải thích ý nghĩa của các chữ, từ ngữ, hình vẽ thể hiện trên Nhãn hiệu.
  5. Danh mục sản phẩm và/hoặc dịch vụ mang Nhãn hiệu đã hoặc sẽ được sản xuất-kinh doanh, phù hợp với ngành nghề sản xuất-kinh doanh của Công ty/cá nhân có Nhãn hiệu xin đăng ký.

7.Các điểm lưu ý

  1. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
  2. Quyền ưu tiên dành cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn cho cùng một Nhãn hiệu.
  3. Việc sử dụng, quảng cáo Nhãn hiệu, triển lãm sản phẩm/dịch vụ mang Nhãn hiệu, trong nhiều trường hợp, là những chứng cứ quan trọng cho việc xin đăng ký và bảo hộ Nhãn hiệu hàng hoá.

8.Các vấn đề bạn được tư vấn:

– Chúng tôi tư vấn cho bạn toàn bộ hành lang pháp lý về việc đăng ký NHHH;

– Tư vấn khả năng bảo hộ đối với NHHH;

– Tư vấn hồ sơ tài liệu chuẩn bị đăng ký NHHH;

– Tư vấn về phạm vi bảo hộ của NHHH;

9: Thông tin Quý khách hàng cần cung cấp cho Legalzone, bao gồm:

– Mẫu nhãn hiệu;

– Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…) – 01 bản.

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế – 01 bản;

– Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu nhãn hiệu chứa đựng các thông tin đó – 01 bản ]

– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng… – 01 bản;

– Bảng liệt kê danh mục hàng hoá, dịch vụ mang Quý khách hàng kinh doanh mang nhãn hiệu;

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu có).

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

   

———————————-

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Webside: https://legalzone.vn/

Head Office: ECOLIFE BUILDING, 58 To Huu Street,

Trung Van Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Xem thêm: Giải quyết các vấn đề tranh chấp khác tại:

https://legalzone.vn/tranh-chap-ve-cac-van-de-dan-su-khac/

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Related Posts