Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Chuyên mục: Luật dân sự
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015. Những thay đổi của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự? Dưới đây là bài nghiên cưu của Legalzone xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này
Xem thêm: Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Đây là văn bản pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của con người như quan hệ mua bán, trao đổi, thừa kế… Các nội dung về giao dịch dân sự, cụ thể là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự 2015 có sự thay đổi so với Bộ luật dân sự 2005. 

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2005. 

Giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Trong định nghĩa về giao dịch dân sự này ta có thể hiểu:

+Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

+Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

Giao dịch dân sự

Một trong các sự kiện pháp lý phổ biến nhất làm phát sinh hậu quả pháp lý. Phổ biến nhất trong các giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự với hai hay nhiều bên tham gia. Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì khi xác lập giao dịch cần phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định.

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện như:

người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được trái với quy định pháp luật, trái với đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; hình thức giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Hiệu lực pháp luật là gì?

Hiệu lực pháp luật được hiểu là

Giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật để thi hành hoặc áp dụng văn bản đó, thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.

Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp , đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Văn bản quy phạm pháp luật bị ngưng hiệu lực

Từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thi hành cho đến thời điểm có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu không bị hủy bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực còn nếu bị hủy bỏ thì văn bản hết hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật bị chấm dứt hiệu lực

Từ thời điểm hết thời gian có hiệu lực đã được quy định trong văn bản đó hoặc từ thời điểm chính cơ quan đã ban hành văn bản ra văn bản mới thay thế văn bản đó hoặc văn bản quy phạm pháp luật bị chấm dứt hiệu lực từ thời điểm bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thứ ba, về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Như vậy, ta có thể thấy rõ trong  Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự khi giao dịch dân sự đó đáp ứng được các điều kiện về cả nội dung lẫn hình thức của một giao dịch dân sự. Các điều kiện đó được quy định cụ thể như chủ thể tham gia vào giao dịch, nội dung của giao dịch và cả về hình thức của giao dịch

Bên cạnh đó trong Bộ luật dân sự 2005. lại có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

“Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

Như vậy, cả hai bộ luật này đều quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm các tiêu chí :

– Điều kiện về năng lực của chủ thể

– Điều kiện về thái độ của chủ thể mang tính tự nguyện

– Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch

– Điều kiện về hình thức của giao dịch (nếu có)

Thứ tư, những điểm mới về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự của bộ luật dân sự năm 2015

Mặc dù trong phương pháp diễn đạt và cách diễn đạt có đôi chút khác nhau song về cơ bản tất cả các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong hai bộ luật này đều giữ nguyên, trừ điều kiện về năng lực của chủ thể trong giao dịch dân sự.

Nhìn chung, quy định pháp luật điều kiện về năng lực chủ thể trong Bộ luật dân sự 2015 quy định đã có những sự tiến bộ hơn so với Bộ luật dân sự 2005 trước đó.

Trong Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự. Bộ luật dân sự 2015 quy định: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.”

Như vậy, ta có thể chỉ ra được những điểm mới và quy định mới giữa hai bộ luật này thông qua các điểm như sau: 

+Thứ nhất,

Trong điều 117 Bộ luật dân sự 2015 không chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luật của chủ thể. Quy định như vậy chặt chẽ hơn so với Bộ luật dân sự 2005 tại điều 122 vì có những trường hợp năng lực pháp luật của chủ thể có thể bị hạn chế do đó không thể mặc nhiên cho rằng mọi chủ thể đều có năng lực pháp luật như nhau khi xác lập giao dịch dân sự.

+Thứ hai, 

Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về năng lực hành vi dân sự của chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự

Cả hai bộ luật đều ghi nhận: Năng lực hành vi dân sự của một người được chia làm ba trường hợp như sau:

– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (người từ đủ 18 tuổi, không bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự);

– Người có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ (từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc người đủ 18 tuổi bị hạn chế năng lực hành vi dân sự);

– Người không có năng lực hành vi dân sự (ngưới dưới 6 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự).

Pháp luật quy định người không có năng lực hành vi dân sự thì không được xác lập giao dịch dân sự, người có năng lực hành vi dân sự nhưng không đầy đủ có thể thực hiện một số giao dịch nhất định (thường là giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày), người có năng lực hành vi dân sự được xác lập mọi giao dịch dân sự.

Như vậy, tùy vào từng giao dịch dân sự cụ thể mà điều kiện về năng lực của chủ thể cũng có sự khác nhau. Như vậy, quy định như Bộ luật dân sự 2015 “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” hợp lý và chặt chẽ hơn so với quy định của Bộ luật dân sự 2005.

Tóm lại,

Điều kiện có hiệu lực trong Bộ luật dân sự 2015 có những điểm mới và tiến bộ hơn so với Bộ luật dân sự 2005.

Thứ năm, quy định về giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có hiệu lực pháp lý do không có một trong những điều kiện được pháp luật quy định.

Giao dịch dân sự vô hiệu có giao dịch dân sự vô hiệu đương nhiên và giao dịch dân sự do Tòa án tuyên bố theo yêu cầu của bên có quyền và lợi ích liên quan.

Giao dịch dân sự vô hiệu đương nhiên

Là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật , nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Giao dịch dân sự vô hiệu do Tòa án tuyên bố

Là giao dịch dân sự vi phạm các quy định của pháp luật nhưng giao dịch dân sự chỉ mất hiệu lực khi Tòa án tuyên bố theo yêu cầu của bên có quyền và lợi ích liên quan . Giao dịch dân sự bị vô hiệu một phần khi không ảnh hưởng đến hiệu lực các phần còn lại.

Giao dịch dân sự bị vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì sẽ phải hoàn trả bằng tiền.

Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Tài sản trong giao dịch dân sự vô hiệu hóa có thể bị tịch thu, sung công quỹ.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục