Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Điều kiện miễn giấy phép lao động

Điều kiện miễn giấy phép lao động

Giấy phép lao động là điều kiện cần thiết đối với người nước ngoaì có nhu cầu làm việc, công tác tại Việt Nam. Từ 04/2020 người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi làm việc tại Công ty, nếu không làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động sẽ bị xử phạt. Legalzone xin phép chia sẻ thông tin về vấn đề Điều kiện miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài để khách hàng tham khảo.

Các trường hợp người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động

Trường hợp xin miễn giấy phép lao động cho Giám đốc là người nước ngoài 

+ Công ty vốn nước ngoài có nhà đầu tư là cá nhân kiêm giám đốc công ty. Theo điều 172 Bộ luật lao động 2012. Trường hợp đầu tiên nếu giám đốc công ty trong trường hợp này là thành viên góp vốn công ty thì được miễn giấy phép lao động.

+ Công ty vốn nước ngoài có nhà đầu tư là pháp nhân hoặc công ty vốn nước ngoài. Có một nhà đầu tư là pháp nhân nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Các công ty này khi bổ nhiệm một người nước ngoài làm giám đốc công ty Căn cứ theo điều 7 nghị định 11/2016/NĐ-CP. Thì người nước ngoài được miễn giấy phép lao động khi thuộc diện “Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới. Bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;”

Trường hợp xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài là nhà quản lý, chuyên gia, lao động khác 

Công ty vốn nước ngoài có nhà đầu tư là pháp nhân hoặc công ty vốn nước ngoài có một nhà đầu tư. Là pháp nhân nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ khi:

+ Có nhà quản lý là người nước ngoài được công ty mẹ điều chuyển sang cần xây dựng điều lệ. Quy chế phòng ban phù hợp để đủ điều kiện xác định người nước ngoài nêu trên không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

+ Có chuyên gia, lao động khác là người nước ngoài. Được công ty mẹ điều chuyển sang cần có các tài liệu xác nhận về năng lực, trình độ và thời gian tuyển dụng. Trước khi được điều động nội bộ tại công ty mẹ. Đây là tài liệu giúp xác định người nước ngoài nêu trên không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Quy định về các trường hợp người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định chung

“Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 172 của Bộ luật Lao động.

2. Các trường hợp người lao động nước ngoài khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:

a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới. Bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
 
b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn. Và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác. Phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
 
c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin. Báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
 
d) Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy. Nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài. Hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục. Và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;
 
đ) Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài. Hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
 
e) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật. Có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;
 
g) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
 
h) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập. Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
 
i) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
 
k) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
 
l) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”

Mời quý khách hàng tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ xin cấp giấy phép lao động

Quy định về xử phạt hành chính trong việc không xin xác nhận miễn giấy phép lao động

Hiện tại các ngân hàng cũng dừng các lệnh chuyển tiền lương khi người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động mà doanh nghiệp không xuất trình được giấy xác nhận miễn giấy phép lao động. Đây cũng là một trong các lý do cần thiết phải xin loại giấy tờ này. Song song đó chính phủ cũng chính thức ghi nhận mức xử phạt hành chính từ 04/2020 theo nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 31. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung, thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động;

b) Không gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động. Đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồngKhi vi phạm với mỗi người lao động. Nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động. Hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồngĐối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động. Hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn. Hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

Các hình thức xử phạt bổ sung

Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam. Nhưng không có giấy phép lao động. Hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”

Quy trình thủ tục xin xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Thẩm quyền xác nhận 

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc. Kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc. Trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

+ Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

+ Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;

+ Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

+ Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời hạn xác nhận

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trên đây là một số chia sẻ của Legalone về điều kiện xin miễn giấy phép lao động. Thông tin liên hệ dịch vụ Quý khách hàng liên hệ

Mời quý khách hàng tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

https://thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục