Đầu tư trong nước, Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询, Tư vấn luật Đầu tư

Điều kiện và thủ tục đầu tư vào Việt Nam

Đầu tư tại Việt Nam

Bài viết hôm nay công ty luật Legalzone xin gửi tới quý bạn đọc bài viết về điều kiện và thủ tục đầu tư vào Việt Nam. Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu và tham khảo.

 

Câu hỏi của nhà đầu tư

Tôi là một nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch Trung Quốc, hiện nay muốn đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thành lập doanh nghiệp để kinh doanh loa, sạc, thiết bị điện tử khác và đồng thời nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào để kinh doanh.

Dự kiến vốn đầu tư là 100.000 USD (100% là vốn của tôi bỏ ra). Với những nhu cầu như vậy, tôi phải đáp ứng điều kiện và thủ tục đầu tư nào của pháp luật Việt Nam để được kinh doanh.

Cơ sở pháp lý tư vấn

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;

Ý kiến tư vấn

Trước tiên, Công ty Luật Legalzone cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty. Với thắc mắc của bạn, công ty Luật Legalzone xin đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

 Điều kiện đầu tư tại Việt Nam

Bạn là một nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, và bạn dự định thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh. Bạn cần đáp ứng các điều kiện và thủ tục đầu tư vào Việt Nam Nên hình thức đầu tư của bạn sẽ là hình thức thành lập tổ chức kinh tế để kinh doanh.

Như vậy để thành lập Doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam.

Thì bạn phải thực hiện một hoặc tất cả các thủ tục sau (tùy thuộc vào nội dung dự án đầu tư), gồm:

– Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư;

– Thủ tục đăng ký đầu tư;

– Thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

Các dự án phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định tại điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020.

Khi dự án dự định triển khai của bạn thuộc các trường hợp luật quy định thì bạn sẽ phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương. Tùy vào quy mô, lĩnh vực đầu tư thì thẩm quyền quyết định thuộc các cơ quan khác nhau theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

Nếu dự án của bạn thuộc không trường hợp nêu ở các điều nêu trên của Luật Đầu tư 2020. Thì bạn không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư.

 Thủ tục cấp giấy đầu tư

Theo Điều 37 Khoản 1, 2 Luật Đầu tư 2020 quy định về trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư như sau:

“1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.”

Như vậy, dự án của Nhà đầu tư nước ngoài và Dự án của tổ chức kinh tế tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2020  thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Do bạn là một nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nếu bạn không thuộc các trường hợp thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương. Thì bạn sẽ phải thực hiện Thủ tục đăng ký đầu tư.

–  Thời gian cấp giấy giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Điều 38 Luật Đầu tư 2020 như sau:

+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

+  Trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: Thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ

–  Cơ quan có thẩm quyền xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

+  Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối vơi dự án trong KCN

+  Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án ngoài KC

Thủ tục đầu tư tại Việt Nam được thực hiện như thế nào

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Sau khi thực hiện một hoặc cả hai thủ tục đăng ký đầu tư nếu trên, thì bạn sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp,  Loại hình doanh nghiệp bạn có thể chọn gồm các loại hình sau:

– Công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp nếu chỉ có một nhà đầu tư góp vốn và  nhà đầu tư đó chính là chủ sở hữu của công ty.

– Công ty hợp danh/Công ty cổ phần/Công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu có từ hai nhà đầu tư góp vốn trở lên, riêng loại hình công ty cổ phần là phải có 3 nhà đầu tư góp vốn trở lên.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn là nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thông qua thành lập tổ chức kinh tế. Thì tùy vào quy mô, ngành nghề của dự án đầu tư thì bạn sẽ phải thực hiện những thủ tục nêu trên.

Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết.

Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất về điều kiện và thủ tục đầu tư vào Việt Nam  từ các Luật sư vui lòng liên hệ với Legalzone

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email: [email protected]

Website: https://legalzone.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Related Posts