Dịch vụ luật sư - Tư vấn pháp luật

Đặt câu hỏi

Dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật

Giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến

Giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến

Giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến

Hiện nay, với sự phát triển mạnh về công nghệ thông tin và tính chuộng sự tiện lợi của người tiêu dùng thì nhu cầu mua sắm online dần tăng cao. Vậy pháp luật quy định như thế nào về giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến? Hãy cùng Legalzone tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu 

1. Giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? 

Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì chức năng đặt hàng trực tuyến là một chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử hoặc trên thiết bị đầu cuối của khách hàng và kết nối với website thương mại điện tử để cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên website đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.

Theo đó, để thực hiện được chức năng bán hàng và cung ứng dịch vụ, người khởi tạo website thương mại điện tử/ứng dụng cần phải tạo lập chức năng đặt hàng trực tuyến, tức là bên mua (người sử dụng ứng dụng với mục đích mua hàng hoá, dịch vụ) và bên bán (người khởi tạo ứng dụng hoặc sử dụng nền tảng ứng dụng bán hàng) đã có hành vi giao kết hợp đồng.

2. Quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến

Khác với hình thức mua bán thông thường, giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến được quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng

Nếu một website thương mại điện tử và ứng dụng di động có chức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng của bên bán theo quy định tại Điều 12 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Cung cấp các điều khoản của hợp đồng khi đặt hàng trực tuyến 

Website thương mại điện tử và ứng dựng di động có chức năng đặt hàng trực tuyến phải cung cấp cho khách hàng thông tin về các điều khoản của hợp đồng được quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

Rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng

Website thương mại điện tử và ứng dụng di động phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng.

Các nội dung cần được hiển thị để khách hàng rà soát hợp đồng gồm:

  • Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
  • Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
  • Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
  • Thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.
  • Mục huỷ giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Lưu ý: Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.

Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng 

Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng.

Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng, bên bán phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:

  • Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
  • Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
  • Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.

Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng 

Trường hợp bên bán có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía bên bán.

Trường hợp bên bán không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.

Trường hợp mặt hàng là nội dung số hoặc dịch vụ trực tuyến 

Trường hợp đối tượng của hợp đồng là sản phẩm nội dung số hoặc dịch vụ trực tuyến và việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được thể hiện bằng việc giao sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ thì cơ chế rà soát và xác nhận phải đáp ứng các quy định sau:

  • Hiển thị tên sản phẩm hoặc dịch vụ, tổng số tiền khách hàng phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đó và phương thức thanh toán sẽ được áp dụng;
  • Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin trên được lựa chọn hủy hoặc xác nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Trên đây là nội dung bài viết “Giao kết hợp đồng bằng chức năng đặt hàng trực tuyến“. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Legalzone để được giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Danh mục