Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

images

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là yêu cầu bắt buộc đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Nếu muốn thành lập hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật.

Legalzone sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây:

Khái niệm và đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Khái niệm về hộ kinh doanh cá thể

Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“ Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

  • Không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
  • Tuy nhiên nếu chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu hình chữ nhật, có tên hộ kinh doanh và địa chỉ hộ kinh doanh, mã số thuế (nếu cần).
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình
  • Hộ cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm
  • Được phép sử dụng không quá 10 lao động
đăng ký hộ kinh doanh cá thể
đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Quy định pháp luật hộ kinh doanh cá thể

Tất cả các vấn đề liên quan đến kinh doanh cá thể hộ gia đình được quy định trong pháp luật Việt Nam, cụ thể tại:

  • Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp,
  • Thông tư 20/2015/TT-BKH ngày 1/12/2015 của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Có nên thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Hộ kinh doanh cá thể phù hợp với các hình thức kinh doanh có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán được thực hiện tại một địa điểm cố định bởi hộ kinh doanh cá thể bị hạn chế về số lượng lao động và địa điểm đăng ký kinh doanh.

Ưu điểm và quyền lợi của hộ kinh doanh cá thể

  • Tránh được các thủ tục rườm rà
  • Không phải khai thuế hằng tháng
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản
  • Quy mô gọn nhẹ
  • Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ
  • Được áp dụng chế độ thuế khoán

Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

  • Không được bảo vệ thương hiệu,
  • Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc
  • Sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu .
  • Không có tư cách pháp nhân
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh
  • Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún
  • Ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác

Có thể chuyển đổ từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, Hộ kinh doanh có thể chuyển sang doanh nghiệp theo Khoản 6 Điều 1 Nghị đinh 108/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể

Legalzone hướng dẫn hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

– Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình

– Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập); chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình (trường hợp kinh doanh ngành nghề cần chứng chỉ hành nghệ);

Bản sao hợp lệ văn bản xác định vốn pháp định (trường hợp ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định).

– Giấy đăng ký thuế mẫu 03 của chi cục thuế ( Quyết định của UB về chế độ liên thông một cửa và trách nhiệm giải quyết hồ sơ hành chính đăng ký hộ kinh doanh và cấp giấy Chứng nhận đăng ký thuê trên địa bàn quận).

Quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể

Legalzone hướng dẫn hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

UBND quận quản lý về đăng ký, thay đổi nội dung kinh doanh…

Chi cục thuế quản lý về thuế: Quy định cụ thể tại quyết định 1688/ QĐ- TCT ngày 16/4/2014  về việc ban hành quy trình quản lý thuế với hộ kinh doanh của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.

Như vậy, tùy theo các hình thức đăng ký, thay đổi hộ kinh doanh sẽ có cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền giải quyết tương ứng

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp những loại thuế nào?

3 loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp: Thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm.

Thuế môn bài

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức thuế Môn bài và quy định tại mục I.2 Thông tư số 96/2002/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 42/2003/TT-BTC), 

Hộ kinh doanh nộp thuế môn bài theo 6 mức sau đây:

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Nơi nộp thuế môn bài đối với hộ kinh doanh: Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế cấp đó.

Thuế giá trị gia tăng

Theo khoản 25 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, hộ kinh doanh có mức doanh thu hằng năm trên 100 triệu đồng mới phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Thuế thu nhập cá nhân

Theo khoản 1 Điều 3, thu nhập từ kinh doanh bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật là thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, cá nhân kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế thua nhập cá nhân; nếu doanh thu thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế bao nhiêu đồng/năm thì sẽ phát sinh nộp thuế GTGT và nộp thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh cụ thể với cách tính thuế dựa trên tỷ lệ nộp thuế như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
  • Dich vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi, khuyết tật không chịu thuế GTGT.

Lưu ý: Hộ kinh doanh cá thể không được hoàn thuế GTGT và không phải quyết toán thuế bao gồm cả thuế TNCN.

Hộ kinh doanh cá thể và các vấn đề liên quan đến hóa đơn

Hộ kinh doanh cá thể mua hóa đơn ở đâu?

Mua hóa đơn tại cơ quan thuế.

Hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn gì?

Hóa đơn bán hàng thông thường.

Hộ kinh doanh cá thể có xuất hóa đơn không?

Được phép xuất hóa đơn.

Hộ kinh doanh cá thể có thể xuất nhập khẩu được không?

Căn cứ khoản 1, mục I, thông tư 04/2006/TT-BTM ngày 06/04/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định:

Trường hợp cá nhân kinh doanh được thành lập, đăng ký kinh doanh đúng theo quy định và không có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thì trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hộ kinh doanh cá thể được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, tạm nhập tái xuất,

tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định và trong phạm vi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Legalzone hướng dẫn hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể

Hộ kinh doanh cá thể có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2, Luật BHXH (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016), thì người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng,

kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động làm việc trong hộ kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Riêng người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng tham gia BHXH bắt buộc từ 1/1/2018. Không có quy định chủ hộ phải tham gia BHXH bắt buộc.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý về hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký