Hợp đồng cầm cố tài sản
Bên cạnh các hình thức bảo đảm khác như thế chấp tài sản, ký quỹ, đặt cọc, tín chấp, bảo lãnh…thì hợp đồng cầm cố tài sản là hợp đồng được nhiều người lựa chọn thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến cầm cố tài sản thường chưa được áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Trên thực tế, công ty Luật Legalzone nhận thấy có rất nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng cầm cố tài sản không phù hợp với quy định của định của pháp luật, dễ đẫn đến các trường hợp có tranh chấp và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Do đó, để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện cầm cố tài sản, bạn nên nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 0984171182 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ về các vấn đề liên quan.
Cầm cố tài sản là gì?
– Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
– hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Nếu bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Đây không phải là một quy định hoàn toàn mới của Bộ luật Dân sự 2015.
Khi so sánh, đối chiếu với nội dung các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và văn bản có liên quan thì mặc dù “Hiệu lực đối kháng với người thứ ba” là một khái niệm mới được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015
nhưng về nội dung, bản chất thì vấn đề này không hề mới và đã được quy định tại khoản 3 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2005:
“Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký” và tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 163/2006/NĐ-CP:
“Giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Thời điểm đăng ký được xác định theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm”. Như vậy, trước khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thì
“hiệu lực đối kháng với người thứ ba” được hiểu đồng nghĩa với “giá trị pháp lý đối với người thứ ba”.
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là khi xác lập giao dịch bảo đảm hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch
(bên nhận bảo đảm và bên bên bảo đảm) trong những trường hợp luật định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm; thời điểm phát sinh hiệu lực kể từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
>>>Tham khảo bài viết: thế chấp và cầm cố tài sản
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố
– Bên cầm cố có các quyền sau đây: Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố
và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố; được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
– Bên cầm cố có các nghĩa vụ sau đây: giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận; báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (nếu có);
trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố; thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
– Bên nhận cầm cố có các quyền sau đây: yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó; Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận và được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
– Bên nhận cầm cố có các nghĩa vụ sau đây: bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố; không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;
không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Chấm dứt cầm cố tài sản và trả lại tài sản cầm cố
– Hành vi cầm cố tài sản chỉ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
+ Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
+ tài sản cầm cố đã được xử lý.
+ Theo thỏa thuận của các bên.
– Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt do nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt, việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.
Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hợp đồng cầm cố tài sản, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ
Danh mục
- Bản quyền tác giả
- Bảo hiểm
- Các loại giấy phép con
- Các loại giấy phép kinh doanh
- Chưa được phân loại
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư tài chính
- Đầu tư trong nước
- Dịch Vụ
- Dịch vụ tố tụng dân sự
- Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp trong nước
- Đòi quyền lợi trong giải phóng mặt bằng
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, thừa kế
- Giải quyết việc hôn nhân, chia tài sản và giành quyền nuôi con
- Giấy khai sinh
- Giấy khai sinh
- Góc nhìn toàn cảnh vụ án hình sự
- Hợp đồng lao động
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường
- Luật dân sự
- Luật Đất Đai
- Luật đầu tư
- Luật giao thông đường bộ
- Luật hình sự
- Luật hóa chất
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Luật kinh doanh bất động sản
- luật kinh doanh bất động sản
- Luật nhận con nuôi
- Luật sư
- Luật thuế
- Luật Xây dựng
- nuôi con nuôi
- Pháp luật & đời sống
- Sở hữu trí tuệ
- Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thành lập chi nhánh – văn phòng đại diện
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục pháp luật
- Tin tức
- Tranh chấp về các vẫn đề dân sự khác
- Tư vấn cho thân chủ trong vụ án hình sự
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn đầu tư 투자 컨설팅 投资咨询
- Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn luật Đầu tư
- Tư vấn luật Hình sự
- Tư vấn thủ tục công bố mỹ phẩm
- Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
- Tuyển dụng
- Uncategorized
- Xây dựng hợp đồng