Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Hợp đồng lao động vô hiệu

Hợp đồng lao động vô hiệu

Hợp đồng lao động vô hiệu

Hợp đồng lao động là loại hợp đồng dân sự đặc biệt về sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong nhiều trường hợp, hợp đồng lao động có thể bị vô hiệu. Hợp đồng lao động bị vô hiệu trong những trường hợp nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy theo dõi ngay bài viết này của Legalzone để có thêm thông tin bạn nhé!

Hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định pháp luật

1.    Căn cứ pháp lý hợp đồng lao động vô hiệu

Những trường hợp khiến hợp đồng lao động bị vô hiệu được Chính phủ quy định rõ tại Điều 50 Bộ luật lao động 2012 (BLLD 2012). Đây chính là một trong những căn cứ pháp lý giúp người lao động, người sử dụng lao động và những tổ chức, cá nhân, cơ quan khác có thể xác định rõ hiệu lực của hợp đồng lao động khi có tranh chấp xảy ra.

2.    Những trường hợp khiến hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 BLLD 2012, hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu toàn bộ khi:

– Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật: ví dụ, các nội dung về mức lương trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội,…đều là những nội dung trái với quy định của pháp luật hiện hành
– Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, ví dụ: khi ký hợp đồng lao động, người lao động ủy quyền cho người khác ký thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu toàn phần,…
– Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm, ví dụ các công việc như: mại dâm, buôn bán ma túy,…
– Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

3.    Những trường hợp khiến hợp đồng lao động bị vô hiệu từng phần

Khi nội dung của một phần hợp đồng vi phạm quy định pháp luật thì phần nội dung đó sẽ bị vô hiệu mà không làm ảnh hưởng đến đến những phần còn lại của hợp đồng.

4.    Những trường hợp khác

Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định về: quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó sẽ bị vô hiệu.

Tham khảo mẫu howjpp đồng lao động dưới đây

Mẫu hợp đồng lao động

                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                  ………, ngày…… tháng …… năm ……

                                 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

                                                       Số:………………

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012;

Căn cứ nhu cầu và năng lực của hai bên,

Hôm nay, tại………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): …………………………..…………

Đại diện:……………………………… Chức vụ:…………………………………

Quốc tịch: ……………………………………………………………….………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………….

Mã số thuế: …………………………………………………………………………

Số tài khoản: ……………………………………………………………………….

Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………….

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ……………….………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ……………..………… Giới tính: ……………..………..

Quê quán: …………………………..………………………………………………

Địa chỉ thường trú:………………….……………………………………………..

Số CMTND:…………… Ngày cấp: …………………… Nơi cấp:………………

Trình độ: ……………………………….. Chuyên ngành: ………………………

Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Điều khoản chung

1. Loại HĐLĐ (1): …………………………………………………………………

2. Thời hạn HĐLĐ (2): ………………………………..…………………………..

3. Thời điểm bắt đầu: …………………………………………………………….

4. Thời điểm kết thúc (nếu có): ………………………….………………………

5. Địa điểm làm việc (3): …………………………………..…………………………

6. Bộ phận công tác: Phòng (4) ……………………………………………………..

7. Chức danh chuyên môn (vị trí công tác) (5): ……………………………………

8. Nhiệm vụ công việc như sau:

– Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/bà (6): ………………………………………………..

– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.

– Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

– Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc.

Điều 2: Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc (7): ………………………………………………….………

2. Do tính chất công việc, nhu cầu kinh doanh hay nhu cầu của tổ chức/bộ phận, Công ty có thể cho áp dụng thời gian làm việc linh hoạt. Những người được áp dụng thời gian làm việc linh hoạt có thể không tuân thủ lịch làm việc cố định bình thường mà làm theo ca, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số giờ làm việc theo quy định.

3. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

4. Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Quyền của người lao động:

a) Tiền lương và phụ cấp:

– Mức lương chính: ………. VNĐ/tháng.

– Phụ cấp trách nhiệm (nếu có): ……… VNĐ/tháng

– Phụ cấp hiệu suất công việc (nếu có): Theo đánh giá của quản lý.

– Lương hiệu quả (nếu có): Theo quy định của phòng ban, công ty.

– Công tác phí: Tùy từng vị trí, người lao động được hưởng theo quy định của công ty.

– Hình thức trả lương (8): …………………………………………………………

b) Các quyền lợi khác:

– Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của công ty.

– Chế độ nâng lương: Theo quy định của Nhà nước và quy chế tiền lương của Công ty.

– Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước.

+ Nghỉ hàng tuần (9): ………………………………………………………………..

+ Nghỉ hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (mỗi năm 12 ngày phép). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.

– Chế độ Bảo hiểm theo quy định của nhà nước (10): ……………………………………………

– Chế độ phúc lợi (11): ……………………………………………………………………………………..

– Các chế độ được hưởng: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và nội quy công ty.

2. Nghĩa vụ của người lao động

a) Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.

b) Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

c) Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

d) Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.

e) Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.

f) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

g) Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin (12).

h) Đóng các loại bảo hiểm, thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Quyền của người sử dụng lao động

a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

b) Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian hợp đồng còn giá trị.

c) Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy công ty.

d) Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

– Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.

– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.

Điều 5: Những thỏa thuận khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo hợp đồng lao động đã ký kết.

Người lao động đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng lao động.

Điều 6: Điều khoản thi hành

Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.

Khi hai bên ký kết Phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của Phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.

Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ..….. bản./.

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết hợp đồng lao động số 1

Hợp đồng này có thể do người đại diện theo ủy quyền ký kết.

(1) Loại Hợp đồng có thể là: Hợp đồng thời vụ, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng không xác định thời hạn;

(2) Đối với loại hợp đồng thời vụ và hợp đồng xác định thời hạn thì có thêm xác định thời hạn hợp đồng

(3) Địa điểm làm việc: Ghi cụ thể địa chỉ số nhà, đường/phố, quận/huyện, tỉnh/thành phố làm việc; tại trụ sở chính, chi nhánh hay văn phòng đại diện,…

(4) Bộ phận công tác: Ghi rõ Phòng/Ban/Bộ phận/Nhóm làm việc trực tiếp

(5) Chức danh: Ghi cụ thể Trưởng/Phó phòng, chuyên viên, nhân viên, tạp vụ,…

(6) Ghi rõ họ tên, chức vụ của Trưởng Phòng/Ban/Bộ phận/Nhóm quản lý trực tiếp của người lao động.

(7) Theo quy định của Bộ luật lao động 2012:

– Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần;

– Thời giờ làm việc không quá 6 giờ/ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(8) Theo quy định của Bộ luật lao động 2012:

– Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

– Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

(9) Nghỉ hàng tuần: Tùy theo chế độ làm việc của người lao động mà bố trí thời gian nghỉ hàng tuần phù hợp:

– Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác;

– Mỗi tuần được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục; Trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hằng tuần thì phải được nghỉ bình quân ít nhất 04 ngày/tháng;

– Có thể nghỉ vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

(10) Chế độ bảo hiểm theo pháp luật hiện hành: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… Các chế độ bảo hiểm bắt buộc đều phải đảm bảo người lao động được tham gia.

(11) Chế độ phúc lợi: Tùy khả năng, điều kiện của mỗi doanh nghiệp để thực hiện các chế độ phúc lợi cho người lao động như: tiền xăng xe, điện thoại, nhà ở, thăm hỏi hiếu, hỉ, tham quan, du lịch, sinh nhật,…

(12) Cam kết bảo mật thông tin:

– Không cung cấp hoặc làm việc cho bất cứ đối thủ cạnh tranh nào của Công ty, kể cả công ty con, công ty liên kết hoặc chi nhánh của đối thủ.

– Lạm dụng hoặc tiết lộ cho bất cứ cá nhân hay nhóm người nào thông tin bí mật hoặc bí mật kinh doanh, công nghệ của Công ty.

Trên đây là những trường hợp khiến hợp đồng lao động bị vô hiệu, hy vọng bài viết này sẽ trang bị thêm những kiến thức pháp lý cho bạn trong lĩnh vực lao động. 

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký