Dịch Vụ, Dịch vụ tố tụng dân sự, Sở hữu trí tuệ, Sở hữu trí tuệ- Bảo hộ nhãn hiệu

Hướng dẫn chi tiết về đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Như chúng ta đã biết, đăng kí nhãn hiệu là bước đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi cá nhân,

tổ chức cần thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Đây cũng là việc bắt buộc phải làm để bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp,

giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ tuyệt đối thương hiệu và nhãn hiệu của mình.

Mời bạn đọc theo dõi bài viết Hướng dẫn chi tiết về đăng ký nhãn hiệu dưới đây của Legalzone để có thông tin cụ thể và chính xác nhất

Cơ sở pháp lý

  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

Đăng kí nhãn hiệu là gì

      Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,

cá nhân khác nhau.

Đăng kí nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thiết lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.


Tại sao phải đăng kí bảo hộ nhãn hiệu

      Tại Việt Nam, ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp,

cụ thể là nhãn hiệu còn nhiều hạn chế.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến việc bảo vệ thương hiệu hay nhãn hiệu của mình

thông qua việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền dẫn đến rất nhiều trường hợp bị mất nhãn hiệu hoặc bị làm giả,

làm nhái nhãn hiệu nhưng không có cơ sở để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu do không chứng minh được mình là chủ sở hữu nhãn hiệu đó.

      Để phát triển nhãn hiệu một cách bền vững, tránh mọi hành vi xâm phạm và

có cơ sở để xử lý hành vi xâm phạm,

khách hàng cần tiến hành thủ tục đăng ký NH cho sản phẩm/dịch vụ của mình.

Việc đăng ký độc quyền nhãn  hiệu hay đăng ký NH sẽ mang lại cho khách hàng những lợi ích sau:

  • Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Được yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành biện pháp hành chính hoăc hình sự đối với cá nhân/tổ chức có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Cho phép cá nhân/tổ chức khác có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu và phải trả phí sử dụng nhãn hiệu.
  • Tạo được sự tin tưởng của khác hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tạo được lợi thế cạnh tranh với các nhãn hiệu khác cùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Điều kiện đăng kí nhãn hiệu

Điều kiện về mặt hình thức của nhãn hiệu

      Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,

kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

      Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Điều kiện về mặt nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai đăng ký nhãn hiệu)

      Nhãn hiệu được bảo hộ theo đúng phân nhóm, sản phẩm dịch vụ theo quy định của thỏa ước Ni-xơ.

      Điều kiện về mặt chủ thể đứng tên với vai trò chủ đơn trên tờ khai đăng ký NH.

      Là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự.

      Là pháp nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp hoặc thừa nhận hợp pháp tại Việt Nam.

Điều kiện về mặt chấp hành pháp luật

      Chủ thể đơn đã chấp hành đúng quy định về nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quy định về đóng phí nhà nước theo quy định của Bộ tài chỉnh. Điều kiện này được hiểu là chủ đơn chấp hành đúng quy trình đăng ký độc quyền nhãn hiệu theo các quy định pháp luật liên quan.


Hồ sơ đăng kí bảo hộ nhãn hiệu

      Hồ sơ đăng kí nhãn hiệu bao gồm:

  • 2 bản tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • Mẫu nhãn hiệu của doanh nghiệp lựa chọn
  • Chứng từ, lệ phí khi đăng kí nhãn hiệu
  • Giấy tờ xác nhận quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • Tài liệu xác nhận người thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (chứng nhận thừa kế, chứng nhận; thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn , hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động)
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận)
  • Giấy phép hoặc quyết định thành lập tại các tổ chức xác nhận chức năng thẩm quyền quản lý nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
  • Giấy phép đăng ký mà địa danh của cấp hành chính đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa dịch vụ
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên của  doanh nghiêp (nếu có)
  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các dấu hiệu đặc biệt: tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu,… của cơ quan, tổ chức chính trị khác)
  • Giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người làm đơn

    Thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu

          Doanh nghiệp nộp 2 bộ hồ sơ đăng ký NH tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

           Tại đây, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký NH:

    • Thẩm định hình thức đơn đăng ký NH: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn
    • Công bố đơn đăng ký NH: 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
    • Thẩm định nội dung đơn đăng ký NH: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

          Doanh nghiệp đủ điều kiện cấp bằng, thì sẽ tiến hành nộp phí để Cục SHTT ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

          Như vậy, sau 13 tháng, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu.

Tuy nhiên trên thực tế, quy trình này có thể kéo dài từ 18-24 tháng tùy phụ thuộc vào lượng đơn đăng ký NH nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ giai đoạn đó nhiều hay ít.


   Trên đây là bài viết tham khảo  về chủ đề Hướng dẫn chi tiết về đăng ký nhãn hiệuHãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.