Tìm kiếm luật sư Việt Nam

Tìm kiếm luật sư Việt Nam

HƯỚNG DẪN SOẠN HỒ SƠ VÀ MÔ TẢ NHÃN HIỆU

HƯỚNG DẪN SOẠN HỒ SƠ VÀ MÔ TẢ NHÃN HIỆU

Ngày nay, trong thời kì công nghệ thông tin phát triển hiện đại, các doanh nghiệp được khách hàng biết đến không chỉ nhờ giá trị cốt lõi là chất lượng sản phẩm, dịch vụ,… mà còn nằm ở nhãn hiệu, thương hiệu. Nhãn hiệu đem đến giá trị rất lớn cho doanh nghiệp như sự nhận diện, danh tiếng,… Tuy nhiên việc được biết đến rộng rãi cũng tạo ra rủi ro đó là nhãn hiệu dễ bị các doanh nghiệp khác bắt chước và cạnh tranh. Pháp luật đã có các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Công ty Luật TNHH Legalzone đã có chia sẻ về quy trình, thủ tục, hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, dưới đây hãy cùng Legalzone tìm hiểu cụ thể về hướng dẫn soạn hồ sơ và mô tả nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là gì?

Hướng dẫn soạn hồ sơ và đăng ký nhãn hiệu
Hướng dẫn soạn hồ sơ và đăng ký nhãn hiệu

Trước hết, nhãn hiệu là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019,2022: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức cung cấp cho khách hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố như thành phần; hương vị; chất lượng; …. tất cả đều được khách hàng biết đến và phân biệt thông qua nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích như:

  • Được Nhà nước bảo hộ nhãn hiệu. Chỉ cá nhân, tổ chức được chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu mới được quyền sở hữu nhãn hiệu. Cá nhân, tổ chức khác không là chủ sở hữu, không có quyền được sử dụng nhãn hiệu này.
  • Bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định là không bắt buộc. Tuy nhiên trong thị trường cạnh tranh, việc bị xâm phạm, sao chép nhãn hiệu là không hiếm. Khi bị cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu trùng lặp; hoặc nhãn hiệu gây nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, uy tín;…. cá nhân, tổ chức đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý.
  • Cá nhân, tổ chức sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng, nhượng quyền đối với nhãn hiệu.

Quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022 :

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

  1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  2. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  3. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  4. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
  5. a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  6. b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
  7. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  8. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu về cơ bản cần có:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
  • 05 Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;
  • Bản đồ khu vực địa lý;
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.

Hướng dẫn mô tả nhãn hiệu

Mô tả nhãn hiệu
Mô tả nhãn hiệu

Về nguyên tắc mô tả nhãn hiệu, Khoản 2 Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

“Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.”

Ngoài ra, tuy pháp luật không quy định nhưng cần chú ý:

Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập;

Cần mô tả dạng hình học của các chữ, từ ngữ nếu đó là một trong các yếu tố nhằm mục đích phân biệt cần được bảo hộ.

Dựa theo quy định này, thực tế, việc mô tả nhãn hiệu nên được thực hiện như sau:

Thứ nhất, mô tả về màu sắc của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu có thể chỉ gồm hai màu trắng đen; hoặc cũng có thể được tạo nên bởi nhiều màu sắc khác nhau. Khi mô tả nhãn hiệu cần liệt kê đầy đủ các màu sắc có trong nhãn hiệu; đồng thời các mẫu nhãn hiệu gửi kèm hồ sơ đăng ký cũng cần được in màu đúng như mô tả và đúng như mẫu được dán trong đơn.

Thứ hai, mô tả các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu có thể được cấu tạo gồm chỉ phần hình; chỉ phần chữ; hoặc cả phần hình và phần chữ.

Nếu nhãn hiệu chỉ gồm phần hình hoặc phần chữ, bạn chỉ cần mô tả các chi tiết tạo nên phần hình hoặc phần chữ. Trường hợp logo bao gồm cả phần hình và chữ thì bạn xác định phần nào là yếu tố chính của logo; mô tả chi tiết của yếu tố chính trước rồi đến yếu tố phụ.

Khi mô tả nhãn hiệu/logo có phần chữ, số, bạn cần lưu ý quy định tại Điều 105 nêu trên.

Để được hướng dẫn cụ thể hoặc tìm kiếm đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Công ty TNHH Legalzone.

Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ tại công ty Luật TNHH Legalzone

Dịch vụ tư vấn tại Legalzone
Dịch vụ tư vấn tại Legalzone

Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả, khác biệt:

  •  Các luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn và giám sát chặt chẽ sát sao tiến độ công việc, hồ sơ của quý khách hàng
  •  Các hồ sơ, vụ việc sẽ được chuyên viên đánh giá, tra cứu, thực hiện đúng thực tế
  •  Mọi chi phí, kế hoạch triển khai được thông báo, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng, không phát sinh thêm chi phí
  •  Công ty Luật TNHH Legalzone luôn bám sát tiến độ công việc và cập nhật với quý khách hàng tận tâm, thường xuyên, kịp thời.
  •  Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.
  •  Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất

Trên đây là những chia sẻ về hồ sơ thủ tục và cách thức đăng ký nhãn hiệu và mô tả nhãn hiệu. Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu tư vấn về sở hữu trí tuệ có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Legalzone tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi.

==>> Xem thêm:

Những trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ

THẨM ĐỊNH HÌNH THỨC ĐƠN ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Tổng hợp phí, lệ phí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Thuế nhà thầu với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

https://legalzone.vn/nhung-loi-sai-thuong-mac-phai-khi-dang-ky-han-hieu/

HƯỚNG DẪN SOẠN HỒ SƠ VÀ MÔ TẢ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

 

 

Tìm kiếm

VD: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, đơn khởi kiện, luật sư tư vấn…

tu-van-phap-luat-theo-gio.png

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

Chọn vai trò người dùng để bắt đầu đăng ký